Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Phần 1 - Lịch sử 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Phần 1. Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay - Lịch sử 9


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Các nước Đông Âu lâm vào khủng khoảng kinh tế và chính trị vào:

A. Cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 cua thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 2. Hội đồng Tương trợ kinh tế thành lập vào :

 A. 8 - 1 - 1949.

B. 8 - 1 - 1950.

 C. 8 - 1 - 1951.

D. 8 - I - 1952

Câu 3. Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào:

A. Năm 1975.              B. Năm 1976. 

C. Năm 1977.              D. Năm 1978.

Câu 4. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác-sa-va thành lập vào :

 A. Năm 1955.              B. Năm 1956.

 C. Năm 1957.              D. Năm 1958.

Câu 5. Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, nước ở Đông Âu được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới là:

 A. An-ba-ni.                 B. Bun-ga-ri.  

 C.Tiệp Khắc.                D. Ru-ma-ni.

Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Liên minh phòng thủ Vác-sa-va (5 - 1955) là:

A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

B. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.

C. Để đối phó với sự ra đời của khối NATO.

D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Câu 7. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất:

A. Một liên minh kinh tế của các nước XHCN ở Đông Âu.

B. Một liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Đông Âu.

C. Một liên minh chính trị của các nước XHCN ở Đông Âu .

D. Một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu.

Câu 8. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời vào:

A. Tháng 4 - 1948.

B. Tháng 4 - 1949.

C. Tháng 4 - 1950.

D. Tháng 4 - 1951.

Câu 9. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm:

A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 10. Từ tháng 12 - 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới, đường lối mới đó là:

A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.

B. Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân.

C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

D. Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

Câu 11. Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tăng trung bình hàng năm là:

A. 7,6%.             B. 8,6%.    

C. 9,6%.             D. 10%

Câu 12. Với chính sách cải cách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 1997 tăng bao nhiêu USD so với năm 1978 :

A. 300,06 tỉ USD (tăng gấp 13 lần).      

B 320,06 tỉ USD (tăng gấp 14 lần).

C. 325,06 tỉ USD (tăng gấp 15 lần).

D. 330,06 tỉ USD (tăng gấp 16 lần).

Câu 13. Kết quả của sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998), nền kinh tế Trung Quốc đã:

A. Ổn định và phát triển mạnh.

B. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

C. Không ổn định và bị chững lại.

D. Bị Mĩ, các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

Câu 14. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động hợp tác sang lĩnh vực:

A. Du lịch.            B. Kinh tế. 

C. Quân sự.         D. Giáo dục.

Câu 15. Năm 1992, ASEAN quyết định hiến Đông Nam Á thành:

A. Một khu vực phồn thịnh.

B. Một khu vực ổn đmh và phát triển.

C. Một khu vực mậu dịch tự do.

D. Một khu vực hòa bình

Câu 16. ASEAN thành lập diễn đàn khu vực (ARF) vào:

A. Năm 1994.           B. Năm 1995.

C. Năm 1996.           D. Năm1997.

Câu 17. Ở châu Phi, nước nào đã từng tồn tại chế độ A-phác-thai?

A. Ru-an-đa.

B. Xê-nê-gan.

C. Cộng hòa Nam Phi.

D. Ăng-gô-la.

Câu 18. Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, châu Phi có số nợ:

A. 100 tỉ USD.     B. 200 tỉ USD.   

C. 300 tỉ USD.     D. 400 tỉ USD.

Câu 19. Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tính cảm đó được thể hiện ở câu nói:

A. "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình".

B. "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng chiến đấu".

C. "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hi sinh".

D. "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng cử quân tình nguyện sang Việt Nam".

Câu 20. Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của ASEAN?

A. Thành viên thứ 4.

B. Thành viên thứ 5.

C. Thành viên thứ 6.

D. Thành viên thứ 7.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21. Sau những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến dầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Câu 22. Sau khi chế độ A-pac-thai bị xỏa bỏ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã sụp đổ hoàn toàn, nhiệm vụ của nhân dân các nước Á, Ph, Mĩ la-tinh là gì?

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C A D A C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án C D B B D
Câu 11 12 13 14 15
Đáp án C C B B C
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án A C C A D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến dầu những năm 70 của thế kỉ XX là :

Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ:

Công nghiệp: Bình quân tăng hàng năm 9,6%, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoang 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.

Khoa học - kĩ thuật:

+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.

Câu 22. Sau khi chế độ A-pac-thai bị xỏa bỏ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã sụp đổ hoàn toàn, nhiệm vụ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh là:

Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh chuyển sang chương mới với nhiệm vụ là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài suốt bao đời nay.



Từ khóa phổ biến