Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12


Đề bài

Câu 1: Trong số các bằng chứng tiến hóa, bằng chứng về cơ quan thoái hóa có vai trò rất quan trọng, cơ quan thoái hóa là gì?

A. Các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới chẳng hạn như tay người chuyển sang cầm nắm không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể.

C. Thay đổi cấu tạo như bàn chân chi còn 1 ngón ở ngựa.

D. B iến mất hoàn toàn, như người không còn đuôi giống nhiều loài linh trưởng khác.

Câu 2: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử:

A. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.

B. Protein của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin.

C. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 3: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?

A.Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.

B. Phôi đều trải qua giai đọan có khe mang.

C. Bộ não thành 5 phần như não cá.

D. Phôi đều trải qua giai đọan có dây sống.

Câu 4: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. bằng chứng phôi sinh học.

C.bằng chứng địa lí sinh học.

D. bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 5: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là

A. bằng chứng địa lí sinh vật học.

B. bằng chứng phôi sinh học.

C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.

D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Câu 6: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh

A. nguồn gốc chung của sinh giới

B. sự tiến hóa phân li

C. ảnh hưởng của môi trường

D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, c.tạo ko giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

Câu 8: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài

A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.

D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

Câu 9: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Câu 10: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì

A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.

B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.

Câu 11: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

A. làm giảm tính đa hình quần thể.

B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.

C. thay đổi tần số alen của quần thể.

D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 12: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của

A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm

B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy

C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường

D. sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm

Câu 13: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho

A. cách li trước hợp tử.

B. cách li sau hợp tử.

C. cách li tập tính.

D. cách li mùa vụ.

Câu 14: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 16: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

Thứ tự chính xác là:

A. 5 → 1 → 4                        B. 4 → 3 → 1                         C. 3 → 1 → 4                         D. 1 → 3 → 4

Câu 17: Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ

A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28

B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42

C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42

D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42

Câu 18: Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi .

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.

Câu 19: Cho một số hiện tượng sau : 

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. 

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác. 

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ? 

A. (1), (2)                   B. (3), (4)                    C. (2), (3)                    D. (1), (4)

Câu 20: Hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở 

A. thực vật và đông vật.                                    B. ở thực vật bậc cao.

C. thực vật và động vật ít di động.                D. ở động vật bậc cao.

Câu 21: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt 2 loài là

A. cách ly sinh sản.      B. cách ly địa lý.             C. cách ly sinh thái.     D. cách ly sinh học.

Câu 22: Phương thức hình thành loài nào diễn ra nhanh?

A. Con đường địa lí.                                      B. Con đường cách li tập tính.

C. Con đường sinh thái.                                 D. Con đường lai xa và đa bội hoá.

Câu 23: Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta phải dựa vào một số đặc điểm sau

A. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền.

B. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái, tiêu chuẩn di truyền.

C. tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn di truyền,tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.

D. tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn di truyền, tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh, tiêu chuẩn địa lý - sinh thái

Câu 24: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?   

A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.   

B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.   

D. Các cá thể có những tập tính giao phối

Câu 25: Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
1 - Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quẩn thể.
2 - Đều làm thay đổi tẩn số alen không theo hướng xác định.
3 - Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
4 - Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
5 - Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

A. 2                 B. 3                 C. 4                             D. 5

Câu 26: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên tạo ra biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.

D. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 27: Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người?

A. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận giữ.

B. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

C. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

D. Thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 28: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là 1 ví dụ về:

A. Biến động di truyền.

B. Di nhập gen.

C. Giao phối không ngẫu nhiên.

D. Thoái hóa giống.

Câu 29: Cho một số hiện tượng sau:

I. Cừu có thể giao phối với dê, thụ tinh có tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết.

II. Lừa cái và ngựa đực giao phối với nhau sinh ra con la bất thụ.

III. Ngựa vằn phân bố ở châu phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở châu Á.

IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn được cho hoa của cây khác.

Số hiện tượng cách li sau hợp tử là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(1) Vây cá mập và vây cá voi là các cơ quan tương đồng.

(2) Cánh chim và cánh bướm là các cơ quan tương tự.

(3) Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp để xác định thứ tự xuất hiện các loài trong lịch sử phát triển sinh giới.

(4) Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.

(5) Người và tinh tinh có thành phần axit amin chuỗi β - Hb như nhau chứng tỏ hai loài có chung nguồn gốc, đây là bằng chứng tế bào học.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
A D B D D
6 7 8 9 10
D B B A D
11 12 13 14 15
B A B A B
16 17 18 19 20
A B A C C
21 22 23 24 25
A D D A B
26 27 28 29 30
D C B B C