Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 9
Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 9
Đề bài
Câu 1. Để chuyển đi cùng 1 công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. Tăng gấp 2 lần
B. Tăng gấp 4 lần
C. Giảm 2 lần
D .Không tăng, không giảm.
Câu 2. Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau, cách nào là đúng
A. Đưa cực nam châm lại gần ống dây
B. Đưa cực nam châm ra xa ống dây
C. Quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng
D. Cả 3 cách đều đúng.
Câu 3. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, khi số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Luôn luôn tăng
B. Luôn luôn giảm
C. Luôn phiên tăng, giảm
D. Luôn luôn không đổi.
Câu 4. Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây? Chọn cây trả lời đầy đủ nhất.
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ
B. Tác dụng nhiệt, tác dụng cơ
C. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang
D. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.
Câu 5. Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa
A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng cách xa nhau
B. Vì điện năng sản xuất trong kho không thể để trong kho được
C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay
D. Cả 3 lý do A, B, C đều đúng.
Câu 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu? dùng dòng điện xoay chiều để?
A. Nấu cơm bằng nồi cơm điện
B. Thắp sáng 1 bóng đèn nêon
C. Sử dụng tivi trong gia đình
D. Chạy một máy bơm nước.
Câu 7: máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phần chính để có thể tạo ra dòng điện là
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Câu 8: khi có dòng điện 1 chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của 1 máy biến thế thì trong cuộn dây thứ cấp đã nối thành mạch kín
A. Có dòng điện 1 chiều không đổi
B. Có dòng điện 1 chiều biến đổi
C. Có dòng điện xoay chiều
D. Không có dòng điện nào cả.
Câu 9: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,5V
Câu 10. Người ta truyền tải 1 công suất điện 10kW bằng 1 đường dây dẫn có điện trở 9Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,25kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là
A. 9000V
B. 45000V
C. 50000V
D. 60000V.
Câu 11. Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí thì có góc khúc xạ r:
A. Nhỏ hơn góc tới i
B. Lớn hơn góc tới i
C. Bằng góc tới i
D. Cả 3 phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.
Câu 12. Khi 1 tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ
B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ
C. Có thể xảy ra đồng thời cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ
D. không thể xảy ra đồng thời cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ
Câu 13. Trong hình vẽ sau đây, biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước. I là điểm tới. IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu diễn hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước?
A. hình A
B. hình B
C. hình C
D. hình D.
Câu 14. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ thay đổi như thế nào
A. tăng dần
B. giảm dần
C. không thay đổi
D. lúc đầu giảm sau đó tăng.
Câu 15. Ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ là ảnh nào dưới đây?
A. ảnh thật, lớn hơn vật
B. ảnh thật, nhỏ hơn vật
C. ảnh ảo, lớn hơn vật
D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật
Câu 16. Dùng 1 thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng mặt trời (chùm sáng song song ) theo phương song song với trục chính của thấu kính
Thông tin nào sau đây là đúng
A. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
B. chùm tia ló là chùm song song
C. chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kỳ
D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 17: Chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau
A. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh thật.
B. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn lớn hơn vật
C. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn ngược chiều với vật
D. vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính .
Câu 18: chọn cách vẽ đúng trên hình sau:
A. hình A và B
B. hình B
C. hình B và C
D. hình C
Câu 19: Đặt 1 vật sáng trên trục chính và vuông góc với trục chính cách thấu kính hội tụ d= 8cm; tiêu cự của thấu kính f = 12cm. ta thu được 1 ảnh loại gì cách thấu kính bao xa?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 24cm
B. Ảnh thật, cách thấu kính 4,8cm
C. Ảnh thật, cách thấu kính 12cm
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 24cm
Câu 20. một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo cao bằng 1/3 vật và cách thấu kính 12cm.
Vị trí đặt vật cách thấu kính :
A. 12cm
B. 18cm
C. 24cm
D. 36cm
Lời giải chi tiết
Câu 1 : Chọn A
Từ công thức \({P_{hp}} = R\dfrac{{{P^2}} }{ {{U^2}}}\)
=> để truyền đi cùng 1 công suất điện, nếu dây tải điện dài gấp đôi thì điện trở R tăng gấp đôi, vì thế công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ tăng 2 lần.
Câu 2 : Chọn D
Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng 3 cách A, B, C .
Câu 3 : Chọn C
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, khi số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn phiên tăng, giảm.
Câu 4 : Chọn D
Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.
Câu 5 : Chọn D
Các lý do A, B, C đều đúng trong việc phải truyền tải điện năng đi xa
Câu 6 : Chọn A
Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện là ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu.
Câu 7 : Chọn C
máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phần chính để có thể tạo ra dòng điện là cuộn dây dẫn và nam châm.
Câu 8 : Chọn D
Khi có dòng điện 1 chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của 1 máy biến thế thì trong cuộn dây thứ cấp đã nối thành mạch kín không có dòng điện nào cả.
Câu 9 : Chọn C
Theo công thức biến thế \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
\(\Rightarrow {U_2} = \dfrac{{{U_1}{N_2}}}{{{N_1}}} = \dfrac{{12.50}}{{200}} = 3\,V\)
Câu 10 : Chọn D
Từ công thức
\({P_{hp}} = R{{{P^2}} \over {{U^2}}}\)
\(\Rightarrow U = P\sqrt {{R \over {{P_{hp}}}}} = 100000.\sqrt {{9 \over {0,25}}} \)\(\; = 60000V\)
Câu 11 : Chọn B
Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí thì có góc khúc xạ r Lớn hơn góc tới i.
Câu 12 : Chọn C
Khi 1 tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra đồng thời cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
Câu 13 : Chọn C
Cách vẽ ở hình C biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước.
Câu 14 : Chọn B
Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ cũng giảm dần.
Câu 15 : Chọn D
Ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ là ảnh ảo, nhỏ hơn vật .
Câu 16 : Chọn C
Dùng 1 thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng mặt trời ta sẽ được chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kỳ.
Câu 17 : Chọn D
Dựa vào đặc điểm ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ ta có vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 18 : Chọn B
Trong các hình vẽ chỉ có hình B là đúng.
Câu 19 : Chọn D
Hình vẽ và lập luận dựa vào tam giác đồng dạng, ta có ảnh ở đây là ảnh ảo và chứng minh được
\(\Rightarrow \dfrac {d }{ {d'}} =\dfrac {f }{ {f + d'}} \Leftrightarrow \dfrac {8 }{ {d'}} =\dfrac {{12} }{ {d' + 12}}\)
\(12d’ = 8d’ + 96 \Leftrightarrow 4d’ = 96 \)
\(\Leftrightarrow d’ = 24cm\)
Vậy ảnh là ảo và thấu kính cách d’ = 24cm
Câu 20 : Chọn D
Dựa vào hình vẽ và Xét tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ ta có công thức:
\(\dfrac {{A'B'} }{ {AB}} = \dfrac {{OA'} }{ {OA}} = \dfrac {{d'} }{ d} = \dfrac {1 }{ 3}\)
\(OA=d = 3d’ = 3.12 = 36cm\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 9 timdapan.com"