Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 9

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 9


Đề bài

Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

B. Để đo hiệu điện thế  hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một côn kế song song với dụng cụ đó.

Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp .

A. \(R = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

B. \(R = {R_1} + {R_2}\)

C. \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

D. \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở  của dây thứ 2 là bao nhiêu?

A. 4Ω                          B .6 Ω                         C. 8 Ω                         D. 10Ω

Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3 . Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A. R3 > R2 > R1                      

B. R1 > R3 > R2                      

C. R2 > R1 > R3                      

D. R1 > R2 > R3                      

Câu 5. Câu  phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ

A. diện năng tiêu thụ nhiều hay ít                 

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu                      

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé    

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện

Câu 6. Mắc điện trở R= 40Ω và R= 80 Ω vài hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1

A. 0,1A                                  

B. 0,15A        

C. 0,45A                                

D. 0,3A          

Câu 7: Một bàn là có ghi 220V – 800W mắc vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V.  Cường độ dòng điện chạy qua mạch là

A. 3,6A                                  

B. 0,5A                                  

C. 2,6A                      

D. 4,2A

Câu 8: Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω măc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1= 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế hai đầu R3 và hiệu điện thế hai đầu mạch là

A. U3 = 6V  và U = 16V

B. U3 = 4V  và U = 14V

C. U3 = 5V  và U = 12V

D. U3 = 8V  và U = 18V

 Câu 9: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguần điện .Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường  ta chọn hai bóng đèn như thế nào ?

A. Có cùng hiệu điện thế định mức

B. Có cùng công suất định mức         

C. Có cùng cường độ dòng điện định mức

D. Có cùng điện trở

Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R=48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

A. 898011J

B. 898110J                 

C. 898101J                 

D. 890801J

Câu 11. Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất

A. P = A.t      

B. P = A+ t

C. A = P.t

D. t = P.A

Câu 12. Có 4 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc 4 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U=90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn 1 nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch 1 điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào sau đây:

A. R5 = 25Ω

B. R5 = 40Ω   

C. R5 = 60Ω

D. R5 = 90Ω

Câu 13. Đơn vị công của dòng điện là:

A. ampe (A)

B. jun (J)

C. vôn (V)

D. oát (W)

Câu 14. Trong số các vật liệu: đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

A. đồng

B. nhôm

C. sắt

D. nicrom

Câu 15. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

A. U = 10V          

B. U = 12,5V                               

C. U = 15V                      

D. U = 20V

Câu 16.  Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R2 là:

A. P = R.I

B. P = I2. R

C. P = I.R2

D. P = I2. R2

Câu 17: một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

A. đèn sáng bình thường.

B. đèn sáng mạnh hơn bình thường   

C. đèn sáng yếu hơn bình thường

D. đèn sáng lúc mạnh lúc yếu

Câu 18: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

A. công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.

B. dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.

C. thời gian sử dụng điện trong gia đình

D. điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 19: Có 3 điện trở R1 = 15Ω ; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc 3 điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 90V. cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. I = 6A

B. I = 1,5A

C. I = 3,6A

D. I = 4,5A

Câu 20. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Biến trở là … có thể thay đổi giá trị và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch?

A. điện kế       

B. biến thế

C. điện trở

D. ampe kế

Lời giải chi tiết

Câu 1 : Chọn C

Oát kế là dụng cụ đo công suất không thể đo điện trở, vì thế câu C là sai.

Câu 2  : Chọn B

Điện trở mạch mắc nối tiếp là \(R = {R_1} + {R_2}\)

Câu 3  : Chọn D

Điện trở tỉ lệ với chiều dài nên dây 30m có điện trở gấp 3 lần dây 10m.

 Vậy \(R = 3.2 = 6Ω\)

Câu 4 : Chọn A

Điện trở suất của sắt lớn nhất nên R3 lớn nhất, của đồng bé nhất nên R1 bé nhất.

Nên R3 > R2 > R1       

Câu 5 : Chọn D

Công suất điện để chỉ mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện

Câu 6 : Chọn A

Điện trở mắc nối tiếp là \(R = {R_1} + {R_{2}} = 40 + 80 = 120\,\,\Omega \)

Cường độ dòng điện \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{120}} = 0,1\,\,A\)

Câu 7  : Chọn C

Điện trở bàn là \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{800}} = 60,5\,\,\Omega \)

Cường độ dòng điện qua bàn là \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{160}}{{60,5}} = 2,6\,A\)

Câu 8  : Chọn D

Cường độ dòng điện là \(I = \dfrac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \dfrac{6}{3} = 2\,A\)

Hiệu điện thế hai đầu R3: \({U_{3}} = I.{R_3} = 2.4 = 8V\)   

Hiệu điện thế hai đầu mạch \(U = {U_1} + {U_2} + {U_3} = 6 + 4 + 8 = 18V\)

Câu 9  : Chọn C

Vì hai bóng đèn mắc nối tiếp, để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn 2 bóng đèn có cùng cường độ dòng điện định mức.

Câu 10 : Chọn B

Nhiệt lượng tỏa ra trong 15 phút: \(Q = P.t = 997,9.15.60 = 898110\;J\)

Câu 11 : Chọn C

Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất \(A = P.t\)

Câu 12  : Chọn D

Điện trở đoạn mach \(R = {R_1} + {R_2} + {R_3} + {R_4} \)\(\;= 15 + 25 + 20 + 30 = 90\,\,\Omega \)

Cường độ dòng điện \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{90}}{{90}} = 1\,A\)

Sau đó mắc R5: \(I’ = 0,5A\)

Vậy ta có: \(0,5(R + {R_5}) = 90 \)\(\,\Rightarrow 0,5(90 + {R_5}) = 90 \)\(\;\Rightarrow {R_5} = 90\,\,\Omega \)

Câu 13 : Chọn D

Đơn vị công của dòng điện là jun (J)

Câu 14 : Chọn D

Nicrom là vật liệu nào dẫn điện kém nhất vì điện trở suất của nó lớn nhất. 

Câu 15 : Chọn C

Điện trở bóng đèn là \(R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{12}}{{1,2}} = 10\,\,\Omega \)

Cường độ dòng điện qua bàn là \(I’ = 1,2 + 0,3 = 1,5\;A\)

Hiệu điện thế bóng đèn là: \(U = I’.R = 1,5.10 = 15\;V\)

Câu 16 : Chọn B

Công suất của dòng điện trên đoạn mach chưa điện trở R là: \(P = {I^2}.R\)

Câu 17 : Chọn C

một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn yếu hơn bình thường.

Câu 18 : Chọn D

Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điện năng mà gia đình đã sử dụng

Câu 19 : Chọn B

Điện trở đoạn mạch \(R = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 15 + 25 + 20 \)\(\,= 60\,\,\Omega \)

Cường độ dòng điện \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{90}}{{60}} = 1,5\,A\)

Câu 20: chọn C

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.



Từ khóa phổ biến