Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh học 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 10 - Học kì 2 - Sinh học 8


Đề bài

TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1.  Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Chức năng của rễ tủy là:

A. Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

B.Thực hiện trọn vẹn các cung phản xạ

C.Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung uơng

D. Câu A và C đúng.

2. Ảnh của vật hiện trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất là vì:

A. Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận

B. Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần

C. Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ.

D. Câu A và C đúng.

3. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

A. Cầu thận, nang cầu thận.   B. cầu thận, ống thận.

C. Nang cầu thận, ống thận.   D. cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

4. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là:

A. Do cầu mắt dài bẩm sinh

B. Do nằm đọc sách

C. Do không giữ vệ sinh khi đọc (đọc quá gần)

D. Câu A và C đúng.

Câu 2. Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... trong các câu sau đây:

     Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh gọi là các …(1)… Mỗi dây thần kinh tuỷ bao gồm các nhóm …(2)… cảm giác nối với …(3)… qua rễ sau ( còn gọi là rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh …(4)… nối với tuỷ sống bằng các rễ trước (còn gọi là rễ vận động). Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Cấu tạo và chức năng của tai ngoài và tai giữa ?

Câu 2. Bằng kiến thức lý thuyết đã học em hãy điền bổ sung đặc điểm cấu tạo thích nghi và ý nghĩa thích nghi với chúc năng thu nhận kích thích ánh sáng của mỗi bộ phận mắt theo bảng sau:

Bộ phận

Đặc điểm cấu tạo thích nghi

Ý nghĩa thích nghi

Màng cứng

 

 

Màng mạch

 

 

Màng lưới

 

 

Thể thủy tinh

 

 

Thủy dịch và dịch thủy tinh

 

 

Câu 3. Bài tiết là gì? Ý nghĩa của sự bài tiết đối với cơ thể?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

D

D

D

D

Câu 2.

(1)- dây thần kinh tủy,           

(2)- sợi thần kinh

(3)- tuỷ sống,               

(4)- vận động

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Cấu tạo và chức năng của tai ngoài và tai giữa là:

- Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong.

- Tai ngoài gồm:

+ Vành tai: hứng sóng âm

+ Ống tai: hướng sóng âm

+ Màng nhĩ: ngăn cách ống tai với tai giữa khuếch đại âm

Tai giữa: Gồm 2 phần:

+ Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp Truyền sóng âm.

+ Vòi nhĩ cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.

Câu 2.

Bộ phận

Đặc điểm cấu tạo thích nghi

Ý nghĩa thích nghi

Màng cứng

Phía trước là màng giác trong suốt

 

Cho ánh sáng đi xuyên qua để vào mắt

Phía sau đục

 

Để chắn ánh sáng

Màng mạch

Có lòng đen chứa sắc tố. giữa lòng đen là con ngươi

Lòng đen có thể co dãn để mở rộng hay thu hẹp con ngươi, điều tiết lượng ánh sáng vào mắt

Màng lưới

Có chứa các tế bào thần kinh thụ cảm hình nón và hình que

Giúp tiếp nhận kích thích và tạo xung thần kinh, góp phần tạo cảm giác thị giác

Thể thủy tinh

Thể trong suốt, lồi, giống như một thấu kính hội tụ và có thể co dãn

Để điều tiết và đưa ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới

Thủy dịch và dịch thủy tinh

Là chất lỏng trong suốt

Cho ánh sáng di xuyên qua để đến màng lưới.

Câu 3. * Bài tiết :

- Bài tiết là hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cơ thể.

*  Ý nghía của sự bài tiết.

- Sự bài tiết loại bỏ khỏi cơ thể các chất bã, chất độc, giúp cơ thể tránh bị đầu độc và các cơ quan không bị tổn thương: tạo ra sự cân bằng các thành phần của máu và tế bào; duy trì khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.

 



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến