Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 7 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 7 - Vật lí 10


Đề bài

Đề số 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Cấu trúc tinh thể có đặc tính cơ bản là

A. dị hướng

B. đẳng hướng

C. tuần hoàn trong không gian          

D. nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 2. Vật rắn đơnt inh thể có các đặc tính nào sau đây ?

A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

Câu 3. Tính đàn hồi và tính dẻo của vật rắn phụ thuộc vào

A. bản chất của vật rắn

B. cường độ của ngoại lực

C. thời gian tác dụng của ngoại lực

D. cả ba yếu tố trên

Câu 4. Một thanh thép dài 5 m, có diện tích 1,5 cm2 được giữ chật một đầu. Tính lực kéo F tác dụng lên đầu kia để thanh dài thêm 2,5 cm. Suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa

A. 6.1010 N                             B. 1,5.104 N

C.1,5.107 N                             D. 3.105 N

Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ?

A. rơ le nhiệt  

B. nhiệt kế kim loại

C. đồng hồ bấm giây  

D. dụng cụ đo độ nở dài

Câu 6. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệu độ ngoài trời là 40oC ? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1

A. 36 mm                                B. 1,2 mm

C. 3,6 mm                               D. 4,8 mm

Câu 7. Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?

A. hạ thấp nhiệt độ của nước

B. dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn

C. pha thêm rượu vào nước

D. dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn

Câu 8. Gọi l­0 la độ dài của thanh rắn ở 0oC, l là độ dài ở toC, \(\alpha \) là hệ số nở dài. Công thức nào sau đây đúng ?

\(\begin{array}{l}A.\,\,l = {l_0}\left( {l + \alpha t} \right)\\B.\,\,l = {l_0} + \alpha t\\C.\,l = {l_0}\alpha t\,\\D.\,\,l = \dfrac{{{l_0}}}{{1 + \alpha t}}\end{array}\)

Câu 9. Một căn phóng có thể tích 100 m3 ở 25oC, độ ẩm tương đối là 65%, độ ẩm cực đại là 23 g/m3. Khổi lượng hơi nước có trong phòng là

A. 1,495 g                               B. 14,95 g

C. 149,5 g                               D. 1495 g

Câu 10. Chọn phát  biểu đúng

A. ở nhiệt độ không đổi, áp suất của hơi bão hòa tỉ lệ nghịch với thể tích của hơi

B. áp suất của hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ

C. có thể làm hơi bão hòa biến đổi thành hơi khô bằng cách nén đẳng nhiệt

D. hơi khô không tuân theo định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt

Câu 11. Chọn phát biểu sai

A. hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ

B. lực căng bề mặt tỉ lệ nghịch với hệ số căng bề mặt

C. lực căng bề mặt luôn có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng

D. ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì độ dâng của mực chất lỏng trong ống càng cao

Câu 12. Không khí ở 30o C có hơi bão hòa ở 20oC. Cho biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20oC bằng 17,3 g/m3 và ở 30oC bằng 30,3 g/m3. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC là

A. a = 30,3 g/m3 và f = 17,3 %

B. a = 17,3 g/m3 và f = 30,3 %

C. a = 17,3 g/m3 và f = 57 %

D. tất cả đều sai

Câu 13. Một sợ dây sắt dài gấp đôi nhưng có diện tích nhỏ bằng một nửa tiết diện của sợ dây động. Giữ chặt đầu trên của chúng bẳng hai vật nặng giống nhau. Sợ dây đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợ dây sắt bị dãn nhiều hay ít hơn đồng ?

A. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần

B. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần

C. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 2,5 lần

D. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần

Câu 14. Đơn vị của ứng suất \(\sigma \) là

A. N/m                                    B. N

C. N.m                                    D. N/m2

Câu 15. Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?

A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối đều tăng như nhau

B. độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tỉ đối tăng

C. độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tỉ đối giảm

D. độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, độ ẩm tỉ đối tăng

Câu 16. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào

A. thể tích và nhiệt độ

B. nhiệt độ và bản chất của chất lỏng

C. thể tích và bản chất của chất lỏng

D. cả thể tích, nhiệt độ và bản chất của chất lỏng

Câu 17. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của chất rắn ?

A. mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài

B. nhiệt độ nóng chảy của chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc vào áp suất bên ngoài

C. chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi

D. chất rắn vô định hình cũng làm nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi

Câu 18. Tại sao nước mưa lại không lọt qua được các lõ nhỏ trên tấm vải bạt ?

A. vì vảo bạt bị dính ướt nước

B. vì vải bạt không bị dính ướt nước

C. vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt

D. vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm) Một dây bằng théo, chiều dài 4 m, tiết diện 1 cm2. Biết thép có suất đàn hồi E = 2.1011 Pa và giới hạn bền là \({\sigma _b} = 6,{86.10^8}\,Pa\)

a) tính lực kéo cần tác dụng vào dây để làm cho dây dài thêm ra 0,3 cm

b) dây sẽ bị đứt khi chịu tác dụng của lực kéo có cường độ bằng bao nhiêu ?

Câu 20. (2 điểm) Có hai ống mao dẫn, đường kính trong của ống 1 gấp đôi đường kính trong của ống 2. Khi nhúng vào nước, mực nước trong hai ống chênh nhau 3,5 cm. Tính đường kính trong của mỗi ống. Biết khối lượng riêng của nước là \(\rho  = 1000\,\,kg/{m^3}\) và hệ số căng bề mặt của nước là \(\sigma  = 0,073\,\,N/m\)

Lời giải chi tiết

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1

2

3

4

5

C

B

D

B

C

6

7

8

9

10

C

D

A

D

B

11

12

13

14

15

B

C

D

D

C

16

17

18

 

B

D

C

Câu 1. C

Câu 2. B

Câu 3. D

Câu 4. B

Áp dụng công thức: \(F = E\dfrac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\)

Câu 5. C

Câu 6. C

Áp dụng công thức: \(\Delta l = \alpha {l_0}\left( {t - {t_0}} \right)\)

Câu 7. D

Câu 8. A

Câu 9. D

\(a = Af = 23.0,65 = 14\,\,g/{m^3},\)\(\,m = aV = 14,95.100 = 1495\,g\)

Câu 10. B

Câu 11. B

Câu 12. C

\(\begin{array}{l}{a_{{{30}^o}C}} = {A_{{{20}^o}C}} = 17,3\,g/{m^3}\\{f_{{{30}^o}C}} = \dfrac{{{a_{{{30}^o}C}}}}{{{A_{{{30}^o}C}}}}.100\%  = \dfrac{{17,3}}{{30,3}} = 57\% \end{array}\)

Câu 13. D

Ta có: \(1,6E\dfrac{S}{{2l}}\Delta {l_1} = E\dfrac{S}{{2l}}\Delta {l_2}\).

Do đó: \(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{4}{{1,6}} = 2,5\)

Câu 14. D

Câu 15. C

Câu 16. B

Câu 17. D

Câu 18. C

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm)

a) \(F = k\Delta l = ES\dfrac{{\Delta l}}{{{l_0}}}\)\(\, = \dfrac{{{{2.10}^{11}}{{.10}^{ - 4}}{{.3.10}^{ - 3}}}}{4} = 1,{5.10^4}\,N\)

b) Vì giới hạn bền được biểu thị bằng ứng suất của ngoại lực nên:

\({\sigma _b} = \dfrac{{{F_b}}}{S}\)

\(\Rightarrow {F_b} = {\sigma _b}S = 6,{86.10^8}{.10^{ - 4}}\)\(\, = 6,{86.10^4}\,N\)

Muốn làm dây đứt phải tác dụng lên dây lực kéo có cường độ: Fk > 6,86.104 N

Câu 20. (2 điểm)

\({d_1} = 2{d_2} \Rightarrow {h_2} = 2{h_1}\)

Mawtk khác theo đầu bài:

h2 – h1 = 3,5 cm

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {h_2} = 7\,cm;\,\,{h_1} = 3,5\,\,cm\\{h_2} = \dfrac{{4{\sigma _2}}}{{{\rho _2}g{h_2}}}\\ \Rightarrow {d_2} = \dfrac{{4\sigma }}{{\rho g{h_2}}} = \dfrac{{4.0,073}}{{1000.9,{{8.10}^{ - 2}}}}\\\;\;\;\;\;\;\;\;\; \approx 4,{3.10^{ - 4}}\,m\\{d_2} \approx 0,43\,mm;\,\,{d_1} = 0,86\,\,mm\end{array}\)

Bài giải tiếp theo