Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 5 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 5 - Vật lí 10


Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong hệ tọa độ (p, T) đường biểu diễn nào là đường đẳng tích ?

A. đường hypebol

B. đường thẳng song song song với trục tung

C. đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

D. đường thẳng song song song với trục hoành

Câu 2. Một lượng khí có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới khi áp suất chỉ còn bằng một nửa áp suất lúc đầu. Hỏi thế tích của khí  lúc đó là bao nhiêu

A. 6 lít                                     B. 3 lít

C. 2 lít                                     D. 4 lít

Câu 3. Ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ?

A. áp suất, thể tích, khối lượng         

B. nhiệt độ, khối lượng, áp suất

C. thể tích, nhiệt độ, khối lượng

D. áp suất, nhiệt độ, thể tích

Câu 4. Biểu thức nào là biểu thức cảu định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt ?

\(\begin{array}{l}A.\,{p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\\B.\,\dfrac{V}{p} = cos t\\C.\,\dfrac{p}{V} = cos t\\D.\,pV = cos t\end{array}\)

Câu 5. Một lượng khí có thể tích 2 dm3 ở nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới thể tích chỉ còn bằng một nửa thể tích lúc đầu. Hỏi áp suất khí lúc đó là bao nhiêu ?

A. 2 atm                                  B. 4 atm

C. 1 atm                                  D. 3 atm

Câu 6. Trong các quá trình sau đây, quá trình nào không áp dụng được phương trình trạng thái ? Coi không khí là khí lí tưởng.

A. Bơm không khí vào săm xe đạp.

B. Bóp quả bóng bay đang căng.

C. Đun nóng một lượng khí trong xi lanh.

Câu 7. Trong quá trình biển đổi đẳng tích của một lượng khí, khi nhiệt độ giảm thì

A. mật độ phân tử của chất khí giảm.

B. mật độ phân tử của chất khí tăng.

C. mật độ phân tử của chất khí giảm tỉ lệ theo nhiệt độ.

D. mật độ phân tử của chất khí không đổi.

Câu 8. Chọn cách sắp xếp đúng các thể trong đó lực tương tác giữa các phân tử tăng dần.

A. Lỏng, rắn, khí.                                

B. Khí, lỏng, rắn.

C. Rắn, lỏng, khí.                                

C. Rắn, khí, lỏng.

Câu 9. Một bình khí kín đựng khí ở nhiệt độ \({27^0}\)C và áp suất \({10^5}\) Pa. Khi áp suất trong bình tăng lên gấp hai lần thì nhiệt độ của lượng khí là bao nhiêu ?

A. \({630^0}\)C.                 B. \({600^0}\)C.                   

C. \({54^0}\)C.                   D. \({327^0}\)C.

Câu 10. Tăng áp suất của một lượng khí lí tưởng lên 2 lần, giữ nhiệt độ không đổi thì tích pV của khí

A. tăng 2 lần.                               

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.                                       

D. không thay đổi.

Câu 11. Trong qua trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, nếu áp suất giảm một nửa thì

A. mật độ phân tử khí giảm một nửa.

B. mật độ phân tử khí tăng gấp đôi.

C. mật độ phân tử khí không đổi.

D. Không đủ dữ kiện để xác định sự thay đổi.

Câu 12. Một lượng khí kí tưởng biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng từ \({100^0}\)C lên đến \({200^0}\)C thì áp suất

A. tăng gấp đôi.                       

B. giảm một nửa.

C. không đổi.                          

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 13. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thê tích ban đầu của khối khí đó là

A. 4 lít.                        B. 8 lít.                        C. 12 lít.                      D. 16 lít.

Câu 14. Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang (hình vẽ bên).Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ tronmg các bình tương ứng là \({T_1}\) và \({T_2}\). Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt thủy ngân sẽ

A. nằm yên không chuyển động.   

B. chuyển động sang phải.

C. chuyển động sang trái.    

D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét.

 

Câu 15. Chọn phát biểu đúng về tính chất của phân tử cấu tạo nên chất khí.

A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng.

B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

C. Các phân tử chuyển động hoàn toàn tự do.

D. Các phân tử chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo xác định.

Câu 16. Ba bình kín 1, 2, 3 có cụng dung tích lần lượt chứa các chất khí hidro, heli, oxi với cụng một mol. Biết ba bình có cùng nhiệt độ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa áp suất của khí ở các bình tương ứng là \({p_1},{p_2},{p_3}\) .

A. \({p_1} < {p_2} < {p_3}\) .                             

B. \({p_1} > {p_2} > {p_3}\) .

C. \({p_1} = {p_2} = {p_3}\) .             

D. \({p_2} < {p_1} < {p_3}\) .

Câu 17. Một lượng khí biến đổi đẳng áp, nhiệt độ tăng gấp đôi, sau đó tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa. Trong cả quá trình thể tích

A. không đổi.                         

B. tăng gấp đôi.

C. tăng gấp bốn.                 

D. giảm một nửa.

Câu 18. Một bình kín được hút chân không và đặt ngoài không khí. Người ta mở nắp bình sau một thời gian ổn định thì lại đóng nắp bình lại. Áp suất của khí trong bình khi đó

A. nhỏ hơn áp suất của khí quyển.  

B. lớn hơn áp suất của khí quyển.

C. bằng không.            

D. bằng áp suất của khí quyển.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm). Người ta nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng thì thấy rằng :

- Khi thể tích tăng 2 lít thì áp suất thay đổi đổi 3 atm.

- Khi thể tích tăng 4 lít thì áp suất thay đổi 4 atm.

Tìm áp suất và thể tích ban đầu của lượng khí trên.

Câu 20. (2 điểm). Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ \({27^0}\)C, áp suất \({10^5}\) Pa biến đổi qua hai quá trình nối tiếp nhau :

- Quá trình 1 : đẳng tích, áp suất tăng gấp hai lần.

- Quá trình 2 : đẳng áp, thể tích cuối cùng là 15 lít.

a) Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí.

b) Vẽ đồ thị biểu diễn hai quá trình biến đổi của khí trên hệ trục tọa độ (p, V).

Lời giải chi tiết

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1

2

3

4

5

C

D

D

D

B

6

7

8

9

10

A

D

B

D

D

11

12

13

14

15

A

D

A

A

B

16

17

18

 

C

C

D

Câu 1. C

Câu 2. D

Quá trình đẳng nhiệt: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \)

\(\Rightarrow {V_2} = \dfrac{{{p_1}}}{{{p_2}}}.{V_1} = 2{V_1} = 4\,\) lít

Câu 3. D

Câu 4. D

Câu 5. B

Quá trình đẳng nhiệt: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

\(\Rightarrow {p_2} = \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}.{p_1} = 2{p_1} = 4\,atm\)

Câu 6. A

Khi bơm không khí vào săm xe thì lượng không khí trong săm thay đổi nên không áp dụng được phương trình trạng thái cho lượng khí trong săm.

Câu 7. D.

Số lượng các phân tử không đổi, mà thể tích không đổi nên mật độ các phân tử là không đổi

Câu 8. B

Câu 9. D

Ta có: T1 = t1 + 273 = 300K

Lượng khí được đựng trong bình kín nên thể tích không đổi, tức là quá trình là biến đổi đẳng tích

\(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \)

\(\Rightarrow {T_2} = \dfrac{{{p_2}}}{{{p_1}}}.{T_1} = 2{T_1} = 600\,K\)

Suy ra: t2 = 600 -273 = 327oC

Câu 10. D

Câu 11. A

Trong quá trình đẳng nhiệt, nếu áo suất giảm một nửa thì thể tích tăng gấp đôi.

Mà số các phân tử khí không đổi, do đó mật độ phân tử khí giảm một nửa.

Câu 12. D

\(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \)

\(\Rightarrow \dfrac{{{p_2}}}{{{p_1}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{\left( {273 + 200} \right)}}{{\left( {273 + 100} \right)}} \approx 1,3\)

Câu 13. A

\({p_1}{v_1} = {p_2}{v_2}\)

\(\Rightarrow 1.{V_1} = 4\left( {{V_1} - 3} \right)\)

\(\Rightarrow {V_1} = 4\) lít

Câu 14. A

Khi tăng nhiệt độ tuyệt đối của hai bình lên gấp đôi thì áp suất ở hai bình cũng tăng gấp đôi nên áp suất ở hai bình vẫn bằng nhau. Nên giọt thủy ngân nằm yên.

Câu 15. B

Câu 16. C

Dù ba bình chứa ba loại khí khác nhau nhưng chúng đều có cùng thể tích và nhiệt độ. ÁP dụng phương trình trạng thái, suy ra chúng có cùng áp suất.

Câu 17. C

Khi biến đổi đẳng áp, nhiệt độ tăng gấp đôi thì thể tích tăng gấp đôi

Khi biến đổi đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa thì thể tích tăng gấp đôi

Như vậy trong cả quá trình thì thể tích tăng gấp bốn

Câu 18. D

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm). Theo định luật Bôi – lơ- ma – ri - ốt thì áp suất giảm

Ta có hai phương trình:

\(pV = (p - 3)(V + 2)\)                             (1)

\(pV = (p - 4)(V + 4)\)                             (2)

(Trong các công thức trên thì V có đơn vị là lít, p có đơn vị là atm)

Từ (1)  và (2) ta có:

\(2p - 3V – 6 = 0\)

\(4p - 4V – 16 = 0\)

Giải hệ phương trình trên ta được: V = 2 lít và p = 6 atm                             

Câu 20. (2 điểm).

Trạng thái ban đầu: V1 = 10 lít; p1 = 105 Pa; T1 = 300K

Trạng thái thứ hai:

V2 = 10 lít; p2 = 2p1 = 2.105 Pa

\( \Rightarrow {T_2} = 2{T_1} = 600\,K\)

Trạng thái thứ 3: V3 = 15 lít; p3 = 2.105 Pa

a) Nhiệt độ cuối cùng

\({T_3} = \dfrac{{{p_3}{V_3}}}{{{p_1}{V_1}}}.{T_1} = \dfrac{{{{2.10}^5}.15}}{{{{10}^5}.10}} = 900\,K\)

b) Biểu diễn các quá trình biến đổi trên hệ trục tọa độ (p,V) như hình vẽ.

 

Bài giải tiếp theo