Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Vật lí 10


Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau

A. đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực

B. hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên

C. tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó

D. hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau

Câu 2. Tác dụng là quay vật của một một lực không phụ thuộc vào

A. cánh tay của đòn lực         

B. Độ lớn của lực

C. vị trí của trục quay            

D. Điểm đặt của lực

Câu 3. Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị

A. 300 N.m                             B. 30 N.m

C. 3 N.m                                 D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực

B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến

C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực

D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực

Câu 5. Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F= 10N và F­= 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực

A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực

B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

D. hai lực tác dụng vào vật có gái song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

Câu 7. Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục

A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực

D. không đi qua trọng tâm

Câu 8. Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân abwngf dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.

\(\begin{array}{l}A.\,{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}\\B.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\\C.\,{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}\\D.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\end{array}\)

Câu 9. Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng

\(\begin{array}{l}A.\,40N\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,20\sqrt 2 \\C.\,40\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,20N\end{array}\)

Câu 10. Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì

A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên

B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại

C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó

D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật

Câu 11. Chỉ ra phát biểu sai

Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì

A. tất cả các điển của vật đều chuyển động như nhau

B. tất cả các điển của vật đều có cùng gia tốc

C. có thể coi vật là chất điểm

D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng

Câu 12. Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?

A. thay đổi khối lượng của vật

B. thay đổi vị trí trục quay

C. thay đổi hình dạng của vật

D. thay đổi tốc độ góc của vật

Câu 13. Mức quán tính của một vật quay quanh quanh trục

A. càng lớn thì vật càng chậm thay đổi tốc độ góc

B. không phụ thuộc vào khối lượng của vật

C. phụ thuộc vào tốc độ góc của vật

D. như nhau với các vật có cùng kích thước

Câu 14. Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì:

A. các điểm trên vật ở càng xa truch quay thì tốc độ dài càng nhỏ

B. trong cùng một khoảng thời gian, các điểm trên vật càng gần trục quay thì góc quay được càng nhỏ

C. quỹ đạo của các điểm trên vật có chiều dài như nhau

D. mội điểm trên vật có cùng tốc độ góc không đổi

Câu 15. Ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng vì

A. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

B. trọng tâm của ô ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở gần mép của mặt chân đế

C. trọng tâm của ô ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

D. trọng tâm của ô ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực  đi qua mặt chân đế, ở mép mặt chân đế.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?

A. dùng tay vặn vòi nước

B. dùng dây kéo gạch lên cao

C. dùng tua vít để vặn đinh ốc

D. chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt

Câu 17. Khi chế tạo bánh xe ô tô, phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh xe chính các nhất, nhằm mục đích chính là để

A. tránh trường hợp trục quay có thể bị gãy khi bánh xe quay quá nhanh

B. xe dễ chuyển động lùi

C. Cấu trúc xe cân xứng

D. tránh va chạm với các bộ phận khác

Câu 18. Chỉ ra phát biểu sai

A. mặt chân đế của một vật hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ

B. mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy

C. mặt chân đế của vật càng lớn và có trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn

D. khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đê.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm) Một quả cầu đồng chất có khối lượng 6kg được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây. Dây làm với bức tường góc \(\alpha \) . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc vủa quả cầu với tường. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó lực căng dây có độ lớn xấp xỉ \(40\sqrt 3 \) . Xác định \(\alpha \)

Câu 20. (2 điểm) Một vật rắn phẳng, mỏng, có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 10cm. Người ta tác dụng vào  một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Biết các lực vuông góc với cạnh AC có độ lớn 10N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực.

Lời giải chi tiết

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1

2

3

4

5

C

D

C

A

A

6

7

8

9

10

D

B

B

A

D

11

12

13

14

15

D

D

A

D

B

16

17

18

 

B

A

C

Câu 1. C

Câu 2. D

Câu 3. C

M = Fd; d = 30 cm = 0,3 m; suy ra: M = 3 N.m

Câu 4. A

Câu 5. A

\({d_1} + {d_2} = 1,2\,m;\,\,\dfrac{{{d_1}}}{{{d_2}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = 1,4\)

Câu 6. D

Câu 7. B

Câu 8. B

Câu 9. A

\(N = P\tan {45^o} = 40.1 = 40\,N\)

Câu 10. D

Câu 11. D

Câu 12. D

Câu 13. D

Câu 14. D

Câu 15. B

Câu 16. B

Câu 17. A

Câu 18. C

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm)

Điều kiện để vật cân bằng là:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow T  + \overrightarrow N  + \overrightarrow P  = 0\\ \Rightarrow \overrightarrow T  =  - \left( {\overrightarrow N  + \overrightarrow P } \right)\\\overrightarrow N  \bot \overrightarrow P\\  \Rightarrow \cos \alpha  = \dfrac{P}{T} = \dfrac{{mg}}{T}\\ \Rightarrow \cos \alpha  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\end{array}\)

Vậy \(\alpha  = {30^o}\)

Câu 20. (2 điểm)

\(\begin{array}{l}M = Fd;\\d = \dfrac{{AC}}{2} = 5\,cm = 0,05\,m;\,F = 10\,N\\Suy\,\,ra:\,M = 10.0,05 = 0,5\,N.m\end{array}\)

 

Bài giải tiếp theo