Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12


Đề bài

Câu 1: Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là:

A. đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên.

B. đột biến, giao phối và CLTN.

C. đột biến, giao phối và di nhập gene.             

D. đột biến, di nhập gene và CLTN. 

Câu 2: Quan điểm tiến hóa hiện đại phân biệt các loại thích nghi là

A. thích nghi cá thể và thích nghi quần thể.               B. thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gene.

C. thích nghi sinh sản và thích nghi di truyền.           D. thích nghi sinh thái và thích nghi địa lý.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của thích nghi kiểu hình ?

A. Sự thay đổi màu da theo nền môi trường của con tắc kè hoa. 

B. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông.

C. Cây rau mác, lá bị ngập nước có dạng hình bản dài và mềm. 

D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.

Câu 4: Thích nghi kiểu gene là 

A. khi thay đổi môi trường, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. 

B. ngoại cảnh thay đổi làm thay đổi tập quán hoạt động ở động vật. 

C. sự phản ứng của của cùng một kiểu gene thành những kiểu hình khác nhau. 

D. sự hình thành những kiểu gene qui định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài.

Câu 5: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

A. Tốc độ sinh sản ở mỗi loài.            

B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.

C. Áp lực của CLTN.                          

D. Nguồn dinh dưỡng và khu phân bố của quần thể.

Câu 6: Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì

A. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.

B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

C. kết quả của vốn gene đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiến sống hơn.

D. do sự hợp lý các đặc điểm thích nghi.

Câu 7: Chọn câu có nội dung đúng là

A. Giống như thường biến, màu sắc ngụy trang xuất hiện ở sâu bọ không di truyền cho thế hệ sau.

B. Đôi cánh giống lá cây của bọ lá là một đặc điểm thích nghi kiểu gene.

C. Thích nghi kiểu hình ở cơ thể sinh vật biểu hiện qua đột biến và biến dị tổ hợp.

D. Chọn lọc tự nhiên chỉ dẫn đến thích nghi kiểu hình mà không tạo ra thích nghi kiểu gene.

Câu 8: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò 

A. làm thay đổi tần số allele từ đó hình thành loài mới.

B. xóa nhòa những khác biệt về vốn gene giữa hai quần thể đã phân li.

C. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gene của quần thể gốc.

D. tăng cường sự khác nhau về kiểu gene giữa các loài, các họ. 

Câu 9: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT. 

A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. 

B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. 

C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể

D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào

A. tốc độ sinh sản của loài.

B. áp lực của chọn lọc tự nhiên.

C. tốc độ tích lũy những biến đổi thu đựơc trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.

D. quá trình phát sinh và tích lũy các gene đột biến ở mỗi loài.

Câu 11: Sắp xếp theo thứ tự cơ chế chung hình thành đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hóa hiện đại?

(1) Từ quần thể ban đầu, xuất hiện đột biến.

(2) Phân hóa kiểu hình

(3) Củng cố và giữ lại các kiểu hình ưu thế và loại thải các kiểu hình kém ưu thế

(4) Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể 

(5) Xuất hiện nhiều loại kiểu hình (có kiểu hình chiếm ưu thế, kiểu hình kém ưu thế hơn)

A. (1) - (4) - (5) - (2) - (3)                               B.  (1) - (2) - (5) - (2) - (3)

C. (1) - (4) - (2) - (5) - (3)                                D. (1) - (5) - (2) - (4) - (3)

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng đa hình cân bằng?

(1) Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà không có KH nào tỏ ra ưu thế hơn. 

(2)  Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà Không có KH nào bị đào thải ra khỏi quần thể.

(3) Một KG nào đó có thể bị thay thế hoàn toàn bằng một KG khác trong quần thể.

(4) Quần thể song song tồn tại một số loại KH mà ở đó có có KH thích nghi tốt và KH kém thích nghi.

A. (1), (2)                    B. (1), (3)                    C. (2), (3)                    D. (3), (4)

Câu 13: Cho các nhận định sau:

(1) Khi môi trường sống thay đổi kéo theo giá trị đặc điểm thích nghi thay đổi

(2) Ngay trong môi trường sống ban đầu, các đặc điểm thích nghi chỉ có giá trị tương đối vì bị đặc điểm thích nghi của loài khác chi phối

(3) Trong quần thể đa hình cân bằng CLTN ưu tiên giữ lại những cá thể có KG dị hợp

(4) Trong quần thể đa hình cân bằng, các cá thể có KG đồng hợp tỏ ra ưu thế hơn

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 14: Theo sinh học hiện đại, quá trình hành thành đặc điểm màu đen ở bướm bạch dương được giải thích như thế nào?

A. Ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tro bụi màu đen nên bướm trắng bạch dương có màu đen.

B. Khi chuyển sang sống trên cây bạch dương bám tro bụi, bướm trắng tự biến dổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

C. CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu đen xuất hiện ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ.

D. CLTN tích lũy các đột biến màu đen xuất hiện trong quần thể bướm .

Câu 15: Theo sinh học hiện đại, khả năng kháng thuốc DDT ở giống rận gây bệnh sốt vàng được giải thích như thế nào?

A. Khả năng kháng DDT là sự biến đổi đồng loạt để thích nghi với môi trường có chứa DDT.

B. Khả năng kháng DDT không liên quan đến những đột biến phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên trong quần thể.

C. Khả năng kháng DDT liên quan đến những đột biến hoặc tố hợp đột biến phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên trong quần thể.

D.  Khả năng kháng DDT xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B B A C D
6 7 8 9 10
A B C B C
11 12 13 14 15
A D C C C