Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 8
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 8
Đề bài
Câu 1. (4 điểm) Đánh dấu X vào ô đúng hoặc sai:
|
Đúng |
Sai |
1. Cấu tạo của mắt gồm có cầu mắt và các phần khác như: cơ vận động mắt, mí mắt, lỏng mi, lông mày và tuyến lệ. |
|
|
2. Thể thủy tinh là khối cứng, đàn hồi, có hình 2 mặt lõm, có thể điều tiết được. |
|
|
3. Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác |
|
|
4. Điểm vàng chứa các tế bào thần kinh hình nón tiếp nhận cảm giác ánh sáng |
|
|
5. Điểm mù là nơi không có tế bào thần kinh thị giác nên ảnh rơi vào điểm này sẽ không nhìn thấy gì. |
|
|
6. Không nên dụi khi bụi vào mắt, nên nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra và cuốn bụi theo. |
|
|
7. Cần luyện tập cho mắt nhìn rõ vào ban đêm như đọc sách chỗ tối, làm việc nơi không đủ ánh sáng. |
|
|
8. Hậu quả của viễn thị là làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn gần. |
|
|
Câu 2. (3 điểm) Một cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào ? Nêu các bộ phận trong cơ quan phân tích thị giác?
Câu 3. (3 điểm) Nêu cấu tạo của cầu mắt?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
|
Đúng |
Sai |
1. Cấu tạo của mắt gồm có cầu mắt và các phần khác như: cơ vận động mắt, mí mắt, lỏng mi, lông mày và tuyến lệ. |
X |
|
2. Thể thủy tinh là khối cứng, đàn hồi, có hình 2 mặt lõm, có thể điều tiết được. |
|
X |
3. Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác |
|
X |
4. Điểm vàng chứa các tế bào thần kinh hình nón tiếp nhận cảm giác ánh sáng |
X |
|
5. Điểm mù là nơi không có tế bào thần kinh thị giác nên ảnh rơi vào điểm này sẽ không nhìn thấy gì. |
X |
|
6. Không nên dụi khi bụi vào mắt, nên nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra và cuốn bụi theo. |
X |
|
7. Cần luyện tập cho mắt nhìn rõ vào ban đêm như đọc sách chỗ tối, làm việc nơi không đủ ánh sáng. |
|
X |
8. Hậu quả của viễn thị là làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn gần. |
|
X |
Câu 2. - Cơ quan phân tích bao gồm: Cơ quan thụ cam, dây thần kinh (dần truyền hướng tâm), và bộ phận phân tích ở trung ương
- Cơ quan phân tích thị giác bao gồm:
+ Các tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới ở cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II)
+ Vùng thị giác (ở thùy chẩm)
Câu 3. * Cấu tạo cầu mắt gồm 3 lớp màng:
- Ngoài là màng cứng bảo vệ phía bên trong cầu mất, mặt trước là lớp màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua
- Giữa là lớp màng mạch gồm nhiều mạch máu và các tế bào sác tố đen tạo thành phòng tối trong cầu mắt
- Trong cùng là màng lưới có các tế bào thụ cảm thị giác gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Học kì 2 - Sinh học 8 timdapan.com"