Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 11 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi thảo chiếu Cần vương khi đang ở
A. Kinh đô Huế.
B. Căn cứ Tân Sở.
C. Căn cứ Ba Đình.
D. Đồn Mang Cá.
Câu 2. Trước khi trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Phan Đình Phùng đã giữ chức vụ gì trong triều đình
A. Tri huyện.
B. Quan ngự sử.
C. Thừa biện Bộ Lễ.
D. Thượng thư bộ binh.
Câu 3. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là
A. Nguyễn Thiện Thuật.
B. Phan Đình Phùng.
C. Đốc Tít.
D. Hoàng Hoa Thám.
Câu 4. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. Có sự ủng hộ của binh lính.
D. Có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến.
Câu 5. Phong trào nào sau đây không thuộc phong trào Cần vương
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 6. Trận đánh tiêu biểu nhất trong khởi nghĩa Hương Khê là
A. Núi Vụ Quang.
B. Đồn Trường Lưu.
C. Thị xã Hà Tĩnh.
D. Trận đồn Nu.
Câu 7. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có ý nghĩa
A. Gây cho Pháp nhiều tổn thất, thể hiện tình yêu nước, bước đầu giải quyết nhu cầu ruộng đất cho nông dân, để lại bài học kinh nhiệm chiến đấu.
B. Thể hiện tinh thần yêu nước, đã thoátkhỏi hệ tư tưởng phong kiến quy mô tổ chức quân đội hợp lí.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước, có sự liên kếtvới các phong trào yêu nước cùng thời, gây cho Pháp nhiều tổn thất
D. Thể hiện tinh thần yêu nước, giai cấp lãnh là tri thức có nhiều tư tưởng tiến bộ, đề ra được đường lối đúng đắn.
Câu 8. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa nửa cuối thế kỉ XIX?
A. So sánh lực lượng chênh lệc giữa ta và Pháp chênh lệch.
B. Pháp mạnh, vũ khí hiện đại, cài gián điệp vào trong nội bộ nghĩa quân.
C. Những nhà lãnh đạo vẫn chưa có tầm nhìn rộng, chưa có đường lối đúng đắn để chống Pháp. Con đường đấu tranh phong kiến đã lỗi thời
D. Đã có sự liên kết giữa các phong trào nhưng do Pháp mạnh nên thất bại.
Câu 9. Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám ba lần giảng hòa với Pháp (1894 -1897) vì
A. Thế mạnh của ta hơn Pháp.
B. Tranh thủ thời gian để xây dựng căn cứ.
C. Bảo toàn và xây dựng lực lượng.
D. Bị thực dân Pháp ép buộc.
Câu 10. Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đi theo ngọn cờ
A. Dân chủ tư sản.
B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Vô sản.
D. Phong kiến.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. B |
2. B |
3. A |
4. D |
5. D |
6. A |
7. A |
8. D |
9. C |
10. D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 125
Cách giải:
Sau cuộc tấn công ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ thất bại. Tôn Tất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Chọn đáp án: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 131
Cách giải:
Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhưng với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua, vì vậy đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, ông vẫn yết kiến và đươc giao trong trách tổ chức phong trào kháng chiến chống Pháp ngay tại quê nhà.
Câu 3.
Chọn đáp án: B
Phương pháp: sgk trang 129
Cách giải:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Nguyễn Thiện Thuật.
Chọn đáp án: A
Câu 4:
Phương pháp: sgk trang 124
Cách giải:
- Sự ủng hộ của nhân dân: Sau khi cơ bản hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp vẫn vấp phải sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa phương, cả trong Nam ngoài Bắc. Phong trào phản đối hai Hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương,…khiến Pháp ăn không ngon ngủ không yên => dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mạnh tay hành động.
- Sự ủng hộ của quan lại chủ chiến: trong triều đình Huế từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã chia làm hai phe: chủ chiến và chủ hòa. Sau khi kí với Pháp Hiệp ước Hác măng và Patơnốt, bộ phận quan lại phái chủ chiến đúng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn tiếp tục hoạt động. Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
=> Sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến là cơ sở để phái chủ chiến tổ chức các cuộc phản công và phát động phong trào Cần Vương.
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX bao gồm:
- Phong trào Cần vương: khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Phong trào đấu tranh tự vệ: Khởi nghĩa Yên Thế
Chọn đáp án: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 133
Cách giải:
Trận Vụ Quang vừa là trận đánh lớn nhất của khởi nghĩa Hương Khê, vừa là trận đánh đánh dấu sự thất bại của cuộc khởi nghĩa này.
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: phân tích, nhận xét
Cách giải:
Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) tuy thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn:
- Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong quá trình tồn tại, phong trào đã kết hợp được yêu cầu độc lập với nguyện vọng của nhân dân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chiến đấu cho giai đoạn sau.
- Khởi nghĩa là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nói lên ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: phân tích, nhận xét
Cách giải:
Các cuộc khởi nghĩa nửa cuối thế kỉ XIX thất bại do:
- So sánh lực lượng chênh lệc giữa ta và Pháp chênh lệch.
- Pháp mạnh, vũ khí hiện đại, cài gián điệp vào trong nội bộ nghĩa quân.
- Những nhà lãnh đạo vẫn chưa có tầm nhìn rộng, chưa có đường lối đúng đắn để chống Pháp. Con đường đấu tranh phong kiến đã lỗi thời.
- Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phong trào, mang tính rời rạc.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 135
Cách giải:
Trong hoàn cảnh các phong trào kháng chiến của cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Hoàng Hoa Thám đã tìm cách giảng hóa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 1-1891, giảng hòa lần thứ nhất.
Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Hoàng Hoa Thám đã xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bên ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng theo những điều kiện của Phá những bên trong lại ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Chọn đáp án: C
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, nhận xét
Cách giải:
Các phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỉ XIX đi theo ngọn cờ phong kiến, thể hiện qua sự phát triển của phong trào Cần Vương với ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo để giúp vua cứu nước.
Chọn đáp án: D
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 7 có lời giải chi tiết timdapan.com"