Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 5 - Hóa học 8
Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 5 - Hóa học 8
Đề bài
Phần trắc nghiệm (8 điểm)
Câu 1. Người ta dựa vào tính chất nào sau đây của hiđro để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không?
A. Dễ kết hợp với khí oxi.
B. Dễ trộn lẫn với không khí.
C. Khi cháy toả nhiều nhiệt.
D. Do tính chất rất nhẹ.
Câu 2. Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất nào cho dưới đây?
A. Khí hiđro tan trong nước.
B. Khí hiđro nhẹ hơn nước.
C. Khí hiđro ít tan trong nước.
D. Khí hiđro khó hoá lỏng.
Câu 3. Nhóm hoá chất dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là
A. Fe, H2O. B. FeO, HCl.
C. Cu, H2SO4. D. Zn, HCl.
Câu 4. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải có đủ khí oxi là điều kiện để
A. Dập tắt sự cháy.
B. Phát sinh sự cháy.
C. Phát sinh sự oxi hoá.
D. Phát sinh sự oxi hoá chậm.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 \(\to\) Cu + H2O
B. Mg + 2HCl \(\to\) MgCl2 + H2
C. Ca(OH)2 + CO2 \(\to\) CaCO3 +H2O
D. 2Al + 3H2SO4 \(\to\) Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 6. Cho các kim loại: Fe, Na, Ba, Cu, Mg, K, Ca, Ag, Pb, Al. Số kim loại tác dụng với nước (ở nhiệt độ thường) là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 7. Nước hoà tan được dãy chất nào cho dưới đây?
A. CuSO4, NaCl, Na2CO3, BaSO4.
B. MgCl2, NaNO3, K2SO4, AgCl.
C. NaNO3, KCl, Al2O3, FeCl2.
D. NaNO3, CuSO4, BaCl2, FeCl3.
Phần tự luận (3 điểm)
Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần thiết để khử 48 gam sắt(III) oxit. Nếu khử sắt(III) oxit bằng khí CO thì thể tích khí là bao nhiêu? Trong thực tế nên khử các oxit kim loại bằng khí CO, hay khí H2? Tại sao?
Lời giải chi tiết
Phần trắc nghiệm
Trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm
Câu 1.D
Câu 2. C
Câu 3. D
Câu 4. B
Câu 5. C
Câu 6. B
Câu 7. D
Phần tự luận (3 điểm)
Fe2O3 + 3H2 \(\to\) 2Fe + 3H2
\({n_{{H_2}}} = 3{n_{F{e_2}{O_3}}} = 3.\dfrac{{48}}{{160}} = 0,9\;(mol)\)
Thể tích khí H2 (đktc) là 20,16 (lít).
Nếu thay khí H2 bằng khí CO có PTHH:
Fe2O3 +3 CO \(\to\) 2 Fe + 3 CO2
Dễ nhận thấy tỉ lệ mol như nhau nên \({V_{{H_2}}} = {V_{CO}}\)
Thực tế nên dùng khí CO để khử Fe2O3 vì rẻ tiền và không gây nổ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 5 - Hóa học 8 timdapan.com"