Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 2 - Vật lí 6

Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 2 - Vật lí 6


Đề bài

Câu 1. Trong thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của vật rắn, ban đầu quả cầu có thể thả lọt qua vòng kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Quả cầu bị làm lạnh.

B. Quả cầu bị hơ nóng.

C.  Vòng kim loại bị hơ nóng.

D.  Quả cầu bị làm lạnh còn vòng kim loại bị hơ nóng.

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn?

A.Thể tích và khối lượng của vật giảm.

B.Khối lượng riêng của vật tăng

C. Khối lượng riêng của vật giảm.

D. Thể tích tăng và khối lượng không đổi.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A.Khối lượng chất lỏng tăng.

B . Khối lượng chất lỏng giảm.

C. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

D. Thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 4. Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu .Điều đó chứng tỏ

A.thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B.thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn

Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nờ ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

A.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

B.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C.Các chất khí khác nhau không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

T LUẬN

Câu 6: Vì sao ở những xứ lạnh, về mùa đông, cá và nhiều sinh vật khác vẫn sống được ở đáy hồ, mặc dù khi đó trên mặt hồ, nước đã đóng băng?

Câu 7: Khi đốt nóng các thanh vật liệu có chiều dài khác nhau từ 0°c đến 50°c thì chiều dài biến thiên theo bảng dưới đây:

Vật liệu

Chiều dài ở 0°c (m)

Chiều dài ở 50° C(m)

Sắt

10

10,006

Đồng

15

15,0127

Thủy tinh thường

1

1,00045

Thạch anh

2

2,00005

Vật liệu nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?

Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn B

Trong thí nghiệm quà cầu có thề không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp quả cầu bị hơ nóng.

Câu 2 . Chọn B

Khi làm lạnh một vật rắn hiện tượng sẽ xảy ra là khối lượng riêng của vật tăng.

Câu 3: Chọn D

Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì khối lượng và trọng lượng không đổi còn thể tích của chất lỏng tăng.

Câu 4: Chọn D

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 5: Chọn A

Thực nghiệm cho thấy về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau là các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 6:

 Thông thường khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng chất lỏng giảm chất lòng nhẹ đi, vì vậy trong cùng một khối chất lỏng phần nóng luôn năm ở phía trên.

Tuy nhiên đối với nước khi ở 4°c, ưọng lượng riêng nữớc lớn nhất, vì vậy trong cùng một khôi nước phân ở 4°c luôn chìm xuông dưới, nước năm ở phía trên đã đóng băng còn đáy hồ thì chưa. Vì thế về mùa đông, cá và nhiều sinh vật khác vần sống được ờ đáy hồ.

Câu 7:

Khi nhiệt độ tăng từ 0°C đến 50°C thì:

1m sắt tăng thêm \(\dfrac{{0,006} }{ {10}} = 0,0006m = 0,6mm.\)

1m đồng tăng thêm  \(\dfrac{{0.0127}}{{15}} m = 0,00085m = 0,85mm.\)

1m thủy tinh tăng thêm \(0,00045 m = 0,45mm.\)

1m thạch anh tăng thêm \(\dfrac{0,00005}{ 2} m = 000025m = 0,025mm.\)

Vậy đồng nở vì nhiệt nhiều nhất và thạch anh nở vì nhiệt ít nhất



Từ khóa phổ biến