Đề kiểm tra 15 phút -Đề số 3 - Chương 3 – Hóa học 12

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút -Đề số 3 - Chương 3 – Hóa học 12


Đề bài

Câu 1.  Chất nào sau đây không có bản chất là protein?

A. Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật.

B. Keratin trong tóc, móng, sừng.

C. Enzim “Lipase” phân giải lipit.

D. ADN, ARN chứa thông tin di truyền.

Câu 2. Peptit có công thức cấu tạo như sau:

Ký hiệu đúng của peptit trên là

A. Ala – Ala – Val.      

B. Ala – Gly – Val.

C. Gly – Ala – Gly.     

D. Gly – Val – Ala.

Câu 3. Thông tin nào không đúng khi nói về protit?

A. Nhóm chức đặc trưng là nhóm \( - CONH - \)

B. Có thể coi như một chuỗi polime trùng ngưng.

C. Thành phần nguyên tố phải có C, H, O, N.

D. Có trong cơ thể mọi sinh vật.

Câu 4. Nhỏ axit \(HN{O_3}\) đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện ..........(1).................., cho \(Cu{\left( {OH} \right)_2}\) vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu .............(2)................ xuất hiện

Các cụm từ thích hợp điền vào các vị trí (1), (2) lần lượt là

A. kết tủa màu vàng; tím xanh.

B. kết tủa màu trắng; tím xanh.

C. kết tủa màu xanh; vàng.

D. kết tủa màu vàng; xanh.

Câu 5. Để tìm ra dung dịch lòng trắng trứng trong số các dung dịch: lòng trắng trứng, glucozơ, tetrapeptit Ala – Lys – Glu – Gly cần dùng cách nào sau đây?

A. \(Cu{\left( {OH} \right)_2}.\)              

B. Đun nóng.

C. Quỳ tím.                

D. NaOH.

Câu 6. Trường hợp  nào sau đây có sự phù hợp giữa chất và vai trò trong cơ thể sinh vật?

A. Enzim – Xúc tác các phản ứng sinh hóa và tham gia cấu trúc các mô.

B. Hoocmon – Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.

C. Axit nucleic – Lưu trữ vad truyền đạt thông tin di truyền.

D. Vitamin – Điều hóa các quá trình sinh hóa.

Câu 7. Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit (X), ngoài các \(\alpha  - \) amino axit còn thu được các đipeptit: Gly – Ala; Phe – Val; Ala – Phe. Cấu trúc đúng của X là

A. Val – Phe – Gly – Ala.  

B. Ala – Val – Phe – Gly.

C. Gly – Ala – Val – Phe.  

D. Gly – Ala – Phe – Val.

Câu 8. Insulin là một hoocmon có tác dụng điều hòa chuyển hóa đường glucozơ trong cơ thể. Khối lượng phân tử là 50808 (u).

Thủy phân 58,05 insulin thu được số gam glyxin là

A. 37,5 gam.           

B. 3 gam.

C. 4,5 gam.               

D. 5,25 gam.

Câu 9. Thủy phân hoàn toàn một peptit X cấu tạo từ axit aminoaxetic thấy lượng amino thu được nặng hơn peptit ban đầu là 45 gam. Lượng amino axit thu được phản ứng vừa đủ với 138 gam \({C_2}{H_2}OH\) Vậy X là

A. tripeptit.         

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.          

D. hexapeptit.

Câu 10. Một phân tử Hemoglobin (protein trong hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe. Mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe. Phân tử khối gần đúng của hemoglobin là

A. 14000 u.  

B. 13944 u.

C. 12800 u.     

D. 15820 u.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn D.

ADN, ARN thuộc loại axit nucleic không mang bản chất protein.

Câu 2. Chọn B.

Câu 3. Chọn B.

Protit có thể gồm một hay nhiều chuỗi polipeptit.

Câu 4. Chọn A.

Kết tủa vàng do phản ứng nitro hóa vòng benzen của aino axit.

Dung dịch tím xanh do tạo phức.

Câu 5. Chọn B.

Lòng trắng trứng là protein khiến Cu(OH)2 chuyển thành màu tím.

Câu 6. Chọn C.

Câu 7. Chọn D.

Câu 8. Insulin có 5 mắt xích glyxin \( \to {m_{glyxin}} = \dfrac{58,08} {5808}.5.75 = 3,75gam.\)

Câu 9. Chọn D.

\({m_{{H_2}O}} = {m_{aminoaxit}} - {m_{peptit}} = 45gam;\)

\({n_{aminoaxit}} = \) nrượu = 3 mol.

Số phân tử amino axit trong peptit là n thì khi thủy phân cần (n – 1) phân tử nước.

\( \Rightarrow \dfrac{{{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{aminoaxit}}}} = \dfrac{{n - 1}}{n} = \dfrac{{2,5}}{3} \)

\(\Leftrightarrow n = 6.\)

Câu 10. Chọn A.

\({M_{Hb}} = \dfrac{56.100} {0,4} = 14000.\)

Bài giải tiếp theo