Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 28 - Lịch sử 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Lịch sử 9


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất vào năm:

A. Năm 1954.           B. Năm 1955.

C. Năm 1956.           D. Năm 1957.

Câu 2. Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số xí nghiệp, nhà máy do Nhà nước quản lí là:

A.90 nhà máy, xí nghiệp.

B. 95 nhà máy, xí nghiệp.

C. 97 nhà máy, xí nghiệp.

 D. 100 nhà máy, xí nghiệp.

Câu 3. Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số thợ thủ công so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai tăng:

A. Gấp hai lần.

B. Gấp ba lần.

C. Gấp bốn lần.

D. Gấp năm lần.

Câu 4. Miền Bắc, tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian:

A. 1954- 1956.

B. 1956- 1958.

C. 1958 - 1960.

D. 1954 - 1957.

Câu 5. Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực:

A. Thương nghiệp.

B. Hợp tác hóa nông nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp hóa.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6. Quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 - 1957)?

 Hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

A

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

- Quá trình thực hiện ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953 - 1957):

     + Cải cách ruộng đất được tiến hành từ cuối năm 1953 ở một số xã thuộc vùng tự do.

     + Từ năm 1954 đến năm 1957 thực hiện 4 đợt trên toàn miền Bắc.

- Kết quả:

     + Cách mạng lấy từ tay địa chủ 81 vạn héc ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu công cụ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.

     + Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.

- Ý nghĩa:

+ Bộ mặt miền Bac thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến không còn, khối công nông liên minh được củng cố.

+ Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

 



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến