Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12


Đề bài

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài,  cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 4: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng

B. phân tầng theo chiều ngang

C. phân bố ngẫu nhiên

D. phân bố đồng đều

Câu 5: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh               B. hội sinh

C. hợp tác                  D. kí sinh

Câu 6: Một quần xã ổn định thường có

A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp          

B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao

C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao

D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp

Câu 7: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:

A. vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

B. chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. cây phong lan bám trên thân cây gỗ

D. cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 8.Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. hội sinh                        B. hợp tác

C. ức chế - cảm nhiễm      D. cạnh tranh

Câu 9: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?

A. Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ

B. Quan hệ cộng sinh

C. Quan hệ hội sinh

D. Quan hệ hợp tác

Câu 10: Mối quan hệ hỗ trợ khác loài bao gồm

1. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

2. Hải quỳ sống trên mai cua

3. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ

5. Trùng roi sống trong ruột mối.

A. 1, 2, 3.                   B. 1, 3, 5.                    C. 2, 4, 5.                    D. 1, 3, 4.

Câu 11: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

B. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

D. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học

Câu 12: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa gì?

A. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 13: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 14. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 15: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh                B. hội sinh

C. hợp tác                   D. kí sinh

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
C A B A C
6 7 8 9 10
C C C B C
11 12 13 14 15
A D A C A