Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Hóa học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Hóa học 11.


Đề bài

Câu 1 : Chất nào sau đây dẫn được điện?

A. Dung dịch muối ăn.

B. Dung dịch glucozơ.

C. KCl rắn, khan.

D. NaOH rắn khan.

Câu 2 : Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 3 : Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau:

A. Al(OH)3.

B. NaCl.

C. CH3COOH.

D. HClO.

Câu 4 : Muối nào sau đây là muối axit?

A. Na2CO3.

B. CH3COONa.

C. NaClO.

D. NaHSO4.

Câu 5 : Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

A. NaClO và AlCl3.

B. NaOH và KCl.

C. KNO3 và  HCl.

D. Ba(OH)2 và AlCl3.

Câu 6 : Hòa tan muối FeSOvào nước được dung dịch chất điện li. Dung dịch này chứa các ion:

A. Fe3+ và SO42-.

B. Fe3+ và S2-.

C. Fe2+  và SO42-.

D. Fe2+  và S2-.

Câu 7 : Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:

A. quỳ tím.

B. dd NaOH.

C. HCl.

D. dd AgNO3.

Câu 8 : Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là:

A. 2

B. 1

C. 13

D. 12

Câu 9 : Dung dịch nào sau đây có giá trị pH > 7?

A. NaNO2.

B. NaCl.

C. NaHSO4.

D. Fe(NO3)3.

Câu 10 : Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/lít, dung dịch có độ dẫn điện nhỏ nhất là:

A. KCl.

B. CH3COOK.

C. CH3COOH.

D. HCl.

Câu 11 : Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12 : Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không đổi.

D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.

Câu 13 : Muối nào sau đây khi thuỷ phân tạo dung dịch có pH<7 ?

A. CaCl2.

B. CH3COONa.

C. NaCl.

D. NH4Cl.

Câu 14 : Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,45 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa:

A. 0,45 mol Fe2(SO4)3.

B. 0,225 mol Fe3+.

C. 0,15 mol Fe2(SO4)3.

D. 0,9 mol Fe3+.

Câu 15 : Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):

A. [H+] = 0,25M.

B. [H+] = 0,05M.

C. [H+] = 0,1M.

D. [H+] = 0,5M.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN 

1.A

2.B

3.B

4.D

5.D

6.D

7.C

 

8.D

9.A

10.C

11.D

12.A

13.D

14.C

15.D

Câu 1

Dung dịch NaCl có các ion Na+ và Cl- chuyển động tự do nên có khả năng dẫn điện.

Đáp án A

Câu 2

Các chất thỏa mãn: SO2, Ca(HCO3)2 ; H2SO4 ; NaClO ; Mg(OH)2 (phần hòa tan). 

Vậy có 5 chất thỏa mãn.

Đáp án B

Câu 3

NaCl là một chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion.

Đáp án B

Câu 4

Phân tử NaHSO4 có chứa nguyên tử H và có khả năng phân li ra H+:

 \(\begin{array}{l}NaHS{O_4} \to Na + HS{O_4}^ - \\HS{O_4}^ -  \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + S{O_4}^{2 - }\end{array}\)

Đáp án D

Câu 5

Ba(OH)2 và AlClkhông thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:

3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3

Đáp án D

Câu 6

FeSO4 là chất điện li mạnh, khi tan vào trong nước điện li hoàn toàn thành các ion:

FeSO4 → Fe2+ + SO42-

Đáp án C

Câu 7

Để phân biệt 3 muối trên ta dùng AgNO3:

- Thu được kết tủa trắng → NaCl:

PTHH: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓ trắng

- Thu được kết tủa vàng → Na3PO4

PTHH: Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4 ↓ vàng

- Không hiện tượng → NaNO3

Đáp án D

Câu 8

NaOH là chất điện li mạnh => [OH-] = CM NaOH = 0,01M

=> pOH = -log[OH-] = -log(0,01) = 2

=> pH = 14 - pOH = 14 - 2 = 12

Đáp án D

Câu 9

Phương pháp: - Dung dịch có MT kiềm có pH > 7.

- Cách xác định MT của một dung dịch muối: 

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)

+ Muối tạo bởi axit yếu và bazo manh => MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh => MT trung tính (pH = 7)

Hướng dẫn giải: NaNO2 là muối tạo bởi bazo mạnh (NaOH) và axit yếu (HNO2)

=> Thủy phân trong nước tạo môi trường kiềm (pH > 7)

Đáp án A

Câu 10

CH3COOH là chất điện li yếu.

KCl, CH3COOK, HCl là chất điện ly mạnh phân li hoàn toàn.

Đáp án C

Câu 11

- Nhúng quỳ tím vào 4 dung dịch muối:

+ Quỳ chuyển xanh => Na2CO3

+ Quỳ không đổi màu => Na2SO4 ; NaNO3 ; BaCl2

- Cho Na2CO3 lần lượt vào 3 dung dịch chưa nhận biết được:

+ Xuất hiện kết tủa trắng => BaCl2

+ Không hiện tượng => Na2SO4 ; NaNO3

- Thêm BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch ở nhóm không kết tủa

+ Xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4

+ Không hiện tượng => NaNO3

Như vậy dùng quỳ tím ta có thể nhận biết được cả 4 chất.

Đáp án D

Câu 12

Ta có cân bằng: CH3COOH  CH3COO- + H+

Khi thêm NaOH tức là thêm OH- sẽ có phản ứng: H+ + OH- → H2O

Như vậy lượng H+ sẽ bị trung hòa khiến cho nồng độ H+ giảm => CB chuyển dịch theo chiều thuận

=> Độ điện li của CH3COOH tăng

Đáp án A

Câu 13

NH4Cl là muối tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh (HCl)

=> Thủy phân trong nước tạo môi trường axit (pH<7)

Đáp án D

Câu 14

            Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-

(Mol)        0,15  ←   0,3  ←   0,45

Đáp án C

Câu 15

Do H2SO4 là chất điện li hoàn toàn nên phương trình điện li là:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,25M → 0,5M

Đáp án D