Đề kiểm tra 15 phút - Đề 2 - Chương 5 – Hóa học 12

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút - Đề 2- Chương 5 – Hóa học 12


Đề bài

Câu 1. Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại nhưng không phải do sự tồn tại của các eletron tự do trong kim loại quyết định?

A. Ánh kim

B. Tính dẻo.

C. Tính cứng

D. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Vàng có tính dẻo cao nên dùng để chế tạo các vi linh kiện trong công nghiệp điện tử.

B. Nhôm nhẹ nên hợp kim nhôm được dùng nhiều trong công nghiệp hàng không.

C. Bạc có ánh kim nên ngày nay được dùng để tráng gương.

D. Đồng dẫn điện tốt (chỉ thua Ag) nên được dùng làm dây dẫn điện.

Câu 3. Cho các phản ứng sau, với X, Y là các kim loại:

\(\eqalign{& X + S \to XS  \cr& Y + C{l_2} \to YC{l_2}  \cr& XS + YC{l_2} \to YS + XC{l_2} \cr} \)

X, Y tương ứng là kim loại nào trong số các kim loại sau?

A. Fe và Ba

B. Ca và Cu.

C. Ca và Fe

D. Fe và Cu.

Câu 4. Chất nào sau đây được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa?

A. Natri.        

B. Natri hiđroxit.

C. Canxi cacbonat

D. Đồng.

Câu 5. Muốn loại bỏ các kim loại Zn và Cu khỏi hợp kim với Fe, cần hóa chất nào sau đây? (tự chọn điều kiện thí nghiệm phù hợp).

A. \(HN{O_3}.\)                          

B. \(FeC{l_3}.\)

C. \(N{H_3}.\)                             

D. HCl và NaOH.

Câu 6. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ \(F{e^{2 + }}\) có tính khử yếu hơn so với Cu?

\(\eqalign{& A.\,Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu  \cr & B.\,F{e^{2 + }} + Cu \to C{u^{2 + }} + Fe  \cr & C.\,2F{e^{3 + }} + Cu \to 2F{e^{2 + }} + C{u^{2 + }}  \cr & D.\,C{u^{2 + }} + 2F{e^{2 + }} \to 2F{e^{3 + }} + Cu \cr} \)

Câu 7. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)?

A. Al, Fe, Ni, Ag.        

B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag.

C. Al, Fe, Cu, Ni.          

D. Mg, Fe, Ni, Ag, Cu.

Câu 8. Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng với dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng thu được 2,24 lít khí \({H_2}\) (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp là

A. 37,12%.         

B. 40,08%.

C. 46,67%.               

D. 53,33%.

Câu 9. Cho 49,68 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch \(HN{O_3}\) thu được 15,456 lít \({N_2}O\) là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại đó là

A. Na.                  

B. Zn.

C. Mg.                       

D. Al.

Câu 10. Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào dung dịch \(CuS{O_4}\) Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, cân được 51,38 gam. Khối lượng Cu tạo thành là

A. 0,64 gam

B. 1,38 gam.

C. 1,92 gam

D. 2,56 gam.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn C.

+ Electron tự do tạo cho kim loại bốn tính chất chung là tính ánh kim (phản xạ ánh sáng), tính dẻo (các lớp kim loại có thể trượt lên nhau), tính dẫn nhiệt (truyền nhiệt từ điểm này đến điểm khác).

+ Tính cứng được quyết định bởi độ bền của liên kết kim loại.

Câu 2. Chọn C.

Tất cả các kim loại đều có ánh kim.

Gương được tráng Ag vì trước đây có thể dễ dàng tráng một lớp Ag mỏng lên tấm kính để chế tạo gương soi. Hiện nay, các gương đều tráng nhóm theo phương pháp hiện đại bốc bay chân không, phún xạ,...

Câu 3. Chọn B

Câu 4. Chọn A.

Na dễ phản ứng với \({O_2},{H_2}O\) trong không khí.

NaOH chỉ cần để trong lọ khô, nắp kín để tránh chảy rữa và tránh không cho phản ứng với \(C{O_2}\) trong không khí. \(CaC{O_3}\) và Cu có thể bảo quản trong không khí khô.

Câu 5. Chọn A.

Fe không tan trong \(HN{O_3}\) đặc nguội.

Câu 6. Chọn C.

\(F{e^{3 + }} + \, \to \,C{u^{2 + }}\, + \,F{e^{2 + }}\) oxi hóa mạnh  khử mạnh  Oxi hóa Khử yếu

Câu 7. Chọn C.

Câu 8. Chọn D.

\(\eqalign{& Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2}  \cr& {n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = 0,1\,mol\cr& \to \,{m_{Fe}} = 5,6\,gam \cr} \)

Câu 9. Chọn D.

\(\eqalign{& 8M\buildrel { + HN{O_3}} \over\longrightarrow n{N_2}O  \cr& {{49,68} \over M}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,69  \cr&  \to {{49,68} \over M}.n = 8.0,69\cr& \Leftrightarrow M = 9n \to Al. \cr} \)

Câu 10. Chọn C.

\(\eqalign{ & 2Al + 3CuS{O_4} \to 3Cu + A{l_2}{(S{O_4})_3}.  \cr & 2\,mol\,(54\,gam)\,\,\,\,\,\,3\,mol(192\,gam) \cr} \)

\({n_{Cu}} = 3\,mol \to \) khối lượng thanh Al tăng: 192 – 54 = 138 gam.

Theo đề bài: thanh Al tăng 1,38 gam \( \to {n_{Cu}} = 0,03\,mol\,(1,92gam).\)