Đề kiểm tra 15 phút – Chương 7 – Đề số 2 – Vật lý 11
Đề kiểm tra 15 phút – Chương 7 – Đề số 2 – Vật lý 11 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
A. 12 cm. B. 36 cm.
C. 4 cm. D. 18 cm.
Câu 2: Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết thì cần đeo kính:
A. hội tụ có độ tụ nhỏ.
B. hội tụ có độ tụ thích hợp.
C. phân kì có độ tụ thích hợp.
D. phân kì có độ tụ nhỏ.
Câu 3: Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Số bội giác của kính khi người mắt bình thường (không tật) quan sát Mặt trăng trong trạng thái không điều tiết là:
A. 24 lần. B. 25 lần.
C. 20 lần. D. 30 lần.
Câu 4: Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là
A. –15 cm. B. 15 cm.
C. 50 cm. D. 20 cm.
Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng?
A. Ảnh của vật nhìn qua kính hiển vi là ảnh ảo ngược chiều với vật.
B. Ảnh của vật nhìn qua kính thiên văn ngược chiều và lớn hơn vật.
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi thay đổi được
D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn không thay đổi được.
Câu 6: Thấu kính có độ tụ D = -5 điôp đó là thấu kính
A. phân kì có tiêu cự f = -5 cm.
B. hội tụ có tiêu cự f = 20 cm.
C. phân kì có tiêu cự f = -20 cm.
D. hội tụ có tiêu cự f = 5 cm.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
B. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.
D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
Câu 8: Kính lúp là thấu kính
A. phân kì có tiêu cự nhỏ.
B. phân kì có tiêu cự lớn.
C. hội tụ có tiêu cự lớn.
D. hội tụ có tiêu cự nhỏ.
Câu 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát nào dưới đây cho hợp lí?
A. chuyển động các hành tinh.
B. một con vi khuẩn rất nhỏ.
C. cả một bức tranh phong cảnh lớn.
D. các bộ phận trên cơ thể con ruồi.
Câu 10: Một lăng kính có góc chiết quang 60°. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới lăng kính sao cho tia ló có góc lệch cực tiểu bằng 30°. Chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là
A. 1,503. B. 1,731.
C. 1,414. D. 1,82.
Lời giải chi tiết
1. D |
2. C |
3. A |
4. A |
5. A |
6. C |
7. A |
8. D |
9. D |
10. C |
Câu 1:
Với thấu kính hội tụ, vật cho ảnh thật thì ảnh này ngược chiều với vật, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{15}}\\k = - \frac{{d'}}{d} = - 5\end{array} \right. \Rightarrow d = 18cm\)
Chọn D
Câu 2:
Để khắc phục tật cận thi ta đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp.
Chọn C
Câu 3:
Độ bội giác của kính thiên văn:
\({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \frac{{120}}{5} = 24\)
Chọn A
Câu 4:
\(D = {D_1} + {D_2} \Leftrightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{ - 10}} \Rightarrow f = - 15cm\)
Chọn A
Câu 5:
Ảnh của vật nhìn qua kính hiển vi là ảnh ảo ngược chiều với vật.
Chọn A
Câu 6:
Tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D} = - 20cm\) => thấu kính phân kì
Chọn C
Câu 7:
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Chọn A
Câu 8:
Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.
Chọn D
Câu 9:
Có thể dùng kính lúp để quan sát các bộ phận trên cơ thể ruồi.
Chọn D
Câu 10:
Góc lệch của tia sáng qua lăng kính:
\(D = {i_1} + {i_2} - A \Rightarrow {D_{\min }} = 2i - A = {30^0}\\ \Rightarrow i = {45^0}\)
Khi đó, \({r_1} = {r_2} = \frac{A}{2} = {30^0}\)
Chiết suất của lăng kính đối với tia sáng \(n = \frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \sqrt 2 \)
Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút – Chương 7 – Đề số 2 – Vật lý 11 timdapan.com"