Đề kiểm tra 15 phút – Chương 4 – Đề số 2 – Vật lý 11

Đề kiểm tra 15 phút – Chương 4 – Đề số 2 – Vật lý 11 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1: Một khung dây dẫn hình tròn, bán kính R đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong khung có cường độ I A. Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)      B. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)      D. \(B = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Câu 2: Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là:

A. 10-3 T          B. 10-2 T

C. 10-1 T          D. 1,0T

Câu 3: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3 cm có độ lớn là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

A. 2,0 A.                     B. 4,5 A.

C. 1,5 A.                     D. 3,0 A.

Câu 4: Khi đặt nam châm lại gần máy thu hình đang hoạt động thì hình ảnh trên màn hình sẽ bị nhiễu loạn. Nguyên nhân chính là do chùm tia electron đang rọi vào màn hình bị ảnh hưởng bởi tác dụng của lực:

A. Hấp dẫn.                B. Lorentz.

C. Colomb.                 D. Đàn hồi.

Câu 5: Bộ phanh điện tử của những oto hạng nặng hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của

A. dòng điện không đổi.

B. lực Lorentz.

C. lực ma sát.

D. dòng điện Foucault.

Câu 6: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01 T. Biết lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron có độ lớn F = 1,6.10-15 N. Góc \(\alpha \) hợp với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \) là:

A. \(\alpha  = {45^0}\)                B. \(\alpha  = {90^0}\)

C. \(\alpha  = {60^0}\)                D. \(\alpha  = {30^0}\)

Câu 7: Một hạt proton chuyển động theo quĩ đạo tròn với bán kính 5 cm dưới tác dụng của lực từ gây bởi một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 T. Cho khối lượng của hạt proton là 1,67.10-27 kg. Coi chuyển động của hạt proton là tròn đều. Tốc độ chuyển động của hạt proton là

A. 4, 79.108 m/s                B. 2.105 m/s

C. 4,79.104 m/s                 D. 3.106 m/s

Câu 8: Đường sức từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là

A. các đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

B. các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

C. các đường cong hoặc đường tròn hoặc đường thẳng nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

D. các đuờng tròn hay đường elip tùy theo cường độ dòng điện.

Câu 9: Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn bằng

A. 5.10-5 T                   B. 6.10-5 T

C. 6,5.10-5 T                D. 8.10-5 T

Câu 10: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện đặt nằm ngang, có chiều từ trái sang phải đặt trong một từ trường đều có chiều hướng từ trong ra.. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có

A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. phương ngang, chiều từ trong ra.

D. phương ngang, chiều từ ngoài vào.

Lời giải chi tiết

1. C

2. C

3. D

4. B

5. D

6. D

7. C

8. B

9. C

10. B

Câu 1:

Cảm ứng từ tại tâm một dây dẫn tròn được xác định bằng biểu thức:

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Chọn C

Câu 2:

Lực từ tác dụng lên dòng điện được xác định bằng biểu thức:

\(F = BIl \Rightarrow B = \frac{F}{{Il}} = \frac{{0,04}}{{2.0,2}} = 0,1T\)

Chọn C

Câu 3:

Cảm ứng từ do dây dẫn thẳng dài gây ra được xác định bằng biểu thức:

\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} \Rightarrow I = \frac{{Br}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = \frac{{{{2.10}^{ - 5}}.0,03}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = 3A\)

Chọn D

Câu 4:

Nguyên nhân của hiện tượng này là do chùm electron đang rọi vào màn hình chịu tác dụng của lực Lorenxo.

Chọn B

Câu 5:

Bộ phanh này hoạt động dựa vào hiện tượng dòng điện Foucault.

Chọn D

Câu 6:

Lực Lorenxo tác dụng lên e được xác định bằng biểu thức :

\(f = \left| e \right|Bv\sin \alpha \) với \(\alpha \)là góc hợp bởi \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \)

Ta có: \(\sin \alpha  = \frac{f}{{\left| e \right|Bv}} = \frac{{1,{{6.10}^{ - 15}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}.0,{{01.2.10}^6}}} = 0,5 \Rightarrow \alpha  = {30^0}\)

Chọn D

Câu 7:

Trong quá trình chuyển động của proton lực Lorenxo đóng vai trò là lực hướng tâm.

\({f_L} = m{a_{ht}} \Leftrightarrow qvB = m\frac{{{v^2}}}{r} \\\Rightarrow v = \frac{{qBr}}{m} = 4,{79.10^4}m/s\)

Chọn C

Câu 8:

Đường sức của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường tròn đồng tâm, tâm nằm trên dây dẫn và nằm trên mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.

Chọn B

Câu 9:

 

+ Cảm ứng từ do I1 và I2 gây ra tại M có độ lớn:

\(\left\{ \begin{array}{l}{B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{{r_1}}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{6}{{0,06}} = {2.10^{ - 5}}T\\{B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{{r_2}}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{9}{{0,04}} = 4,{5.10^{ - 5}}T\end{array} \right.\)

+ Vì \(\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} \) cùng chiều nên \({B_M} = {B_1} + {B_2} = 6,{5.10^{ - 5}}T\)

Chọn C

Câu 10:

Lực điện được xác định theo quy tắc bàn tay trái → phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.

Chọn B

Bài giải tiếp theo