Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 sử 11 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 11 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là

A. Hội nghị Vescxai được khai mạc tại Pháp

B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Câu 2. Những nước nào tham gia phe hiệp ước?

A. Anh, Pháp, Đức

B. Anh, Pháp, Nga

C. Mĩ, Đức, Nga

D. Anh, Pháp, Mĩ

Câu 3. Những nước nào tham gia phe Liên minh?

A. Anh, Pháp, Nga

B. Anh, Đức, Italia

C. Đức, Áo - Hung, Italia

D. Đức, Pháp, Nga

Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc

C. Liên minh với các nước đế quốc

D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng

Câu 5. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước?

A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom

B. Ném bom và thả hơi độc

C. Mai phục và tiêu diệt

D. Sử dụng tàu ngầm

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân

D. Thái tử Áo - Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

A. Để lôi kéo đồng minh.

B. Để tăng cường chạy đua vũ trang.

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.

D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau.

Câu 8. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị

B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế

C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Câu 9. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vì

A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa

B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu

D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Câu 10. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới

B. Vấn đề thuộc địa

C. Chiến lược phát triển kinh tế

D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

C

A

D

B

C

C

A

B

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 33.

Cách giải:

Năm 1914, chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 32.

Cách giải:

Bằng việc kí các Hiêp ước tay đôi: Pháp – Nga (1890); Anh – Pháp (1904); Anh – Nga (1907) đã hình thành nên phe Hiệp ước bao gồm 3 quốc gia: Anh, Pháp, Nga.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 32.

Cách giải:

Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 31.

Cách giải:

Để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ”, giới cầm quyền đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị rường.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 34.

Cách giải:

Năm 1917, Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiêp ước liền sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” đã gây cho Anh nhiều thiệt hại.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ”  (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

=> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành  các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường, thuộc địa. Nhật và Mĩ cùng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình.

=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 32, loại trừ.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là đế quốc Anh với đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

=> Hai khối này được thành lập không phải để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới bởi cuộc khủng hoảng này diễn ra từ năm 1929 đến năm 1933 và chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 32, suy luận.

Cách giải:

Sự hình thành các khối, liên minh quân sự đối lập vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm cho quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng, bằng chứng là:

- Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh.

- Để đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Bằng những bản Hiệp ước tay ba: Pháp – Nga (1890), Anh – Pháp (1890) và Anh  - Nga (1907) hình thành phe Hiệp ước.

=> Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang  làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ngày càng căng thẳng.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 31, 32, suy luận.

Cách giải:

Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng lại có ít thị trường và thuộc địa. Chính vì thế, giới cầm quyền Đức đã đề ra kế hoạch tiền hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường và thuộc địa. => Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hãn nhất.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: Sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ”  (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Chọn đáp án: B