Đề kiểm tra 15 phút – Chương 2 + 3 – Đề số 1 – Vật lý 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 15 phút – Chương 2 + 3 – Đề số 1 – Vật lý 11
Đề bài
Câu 1: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong \(0,5\,\Omega \) nối với mạch ngoài là một điện trở \(2,5\,\Omega \). Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3 A. B. 0,6 A.
C. 0,5 A. D. 2 A.
Câu 2: Cho một mạch điện gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong mỗi pin là \(1,5\,V\, - \,0,5\,\Omega \) mắc nối tiếp theo kiểu đối xứng rồi nối với mạch ngoài là một điện trở \(2\,\Omega \). Cường đọ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3 A. B. 0,6 A.
C. 1 A. D. 2 A.
Câu 3: Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong \(0,5\,\Omega \) và mạch ngoài gồm 2 điện trở \(8\,\Omega \) mắc song song. Cường độ dòng điện trên toàn mạch là:
A. 2 A. B. 4,5 A.
C. 1 A. D. \(\dfrac{{18}}{{33}}\,A.\)
Câu 4: Một đoạn mạch gồm một pin 9 V, điện trở mạch ngoài \(4\,\Omega \), cường độ dòng điện trên toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là:
\(\begin{array}{l}A.\,0,5\,\Omega .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,4,5\,\Omega \\C.\,1\,\Omega .\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,2\,\Omega .\end{array}\)
Câu 5: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện 2 A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn và suất điện động của nguồn là:
A. 10 V và 12 V.
B. 20 V và 22 V.
C. 10 V và 2 V.
D. 2,5 V và 0,5 V.
Câu 6: Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó mắc nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là:
A. 1 A và 14 V.
B. 0,5 A và 13 V.
C. 0,5 A và 14 V.
D. 1 A và 13 V.
Câu 7: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng kể thành mạch kín. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn điện E1 là:
A. 12 V. B. 10 V.
C. 4 V. D. 8 V.
Câu 8: Câu nào dưới đây nói về chất điện phân là không đúng ?
A. Chất điện phân khi có dòng điện chạy qua sẽ giải phóng các chất ở các điện cực.
B. Trong dung dịch các phân tử axit, muối, bazơ đều bị phân li thành các ion.
C. Một số chất rắn khi nóng chảy cũng là chất điện phân.
D. Chất điện phân nhất thiết phải là dung dịch của các chất tan được trong dung môi.
Câu 9: Câu nào sau đây nói về dòng điện trong chất điện phân là đúng?
A. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía anôt, còn các ion dương đi về catôt.
B. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các êlectron đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
C. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về phía anôt, các ion dương đi về catôt.
D. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và êlectron đi về phía catôt, các ion dương đi về anôt.
Câu 10: Câu phát biểu nào sai?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron ngược chiều điện trường.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm ngược chiều điện trường.
D. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ từ catôt bị nung nóng dưới tác dụng của điện trường.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
C |
A |
A |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
D |
C |
C |
Câu 1: C. Định luật Ôm cho toàn mạch \(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5A.\)
Câu 2: C. Định luật Ôm cho toàn mạch \(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{3}{{1 + 2}} = 1A.\)
Câu 3: A. Định luật Ôm cho toàn mạch \(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{9}{{0,5 + \dfrac{8}{2}}} = 2A.\)
Câu 4: A.
Câu 5: B. Theo định luật Ôm
\(\begin{array}{l}I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{E}{{10 + 1}} = 2A\\ \Rightarrow E\, = \,22\,V \\ \Rightarrow U\, = \,IR\, = \,2.10\, = \,20\,V.\end{array}\)
Câu 6: A. Điện trở mạch ngoài \({R_b}\, = \,\dfrac{8}{2}\, + \,8\, = \,12\,\Omega .\)
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn:
\(\begin{array}{l}U\, = \,E\, - Ir\, = \,E\, - \dfrac{E}{{R\, + \,r}}.r \\\;\;\;\;\,= E\, - \,\dfrac{E}{{12 + 2}}.2\, = \,12\, \\\Rightarrow E\, = \,14\,V\\ \Rightarrow I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{{14}}{{12 + 2}} = 1\,A.\end{array}\)
Câu 7: D. Suất điện động và điện trở của bộ nguồn:
\({E_b}\, = \,12\, - 4\, = \,8\,V,\)\(\,{r_b}\, = \,1 + 1 = 2\,\Omega \)
Cường độ dòng điện trong mạch:
\(I\, = \,\dfrac{E}{{R\, + \,r}} = \dfrac{8}{2}\, = \,4\,A\)
\(\Rightarrow U\, = \,E\, - IR\, = 12 - 4 \times 1= \,8\,V.\)
Câu 8: D.
Câu 9: C.
Câu 10: C.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút – Chương 2 + 3 – Đề số 1 – Vật lý 11 timdapan.com"