Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 6 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Phong trào Cần Vương.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đã triệt để sử dụng chiến thuật nào?

A. tấn công trực diện.

B. du kích đánh địch.

C. tiến phát chế nhân.

D. vườn không nhà trống.

Câu 3. Hoạt động chính của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là gì?

A. Xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo.

B. Đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.

C. Thực hiện tập kích quân Pháp trên núi Vụ Quang.

D. Chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm giai đoạn hai của phong trào Cần Vương (1888 – 1896)?

A. Phong trào vẫn được duy trì.

B. Phong trào dần quy tục thành các trung tâm lớn.

C. Quy mô, trình độ tổ chức cao hơn.

D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Phong trào Cần vương chia thành mấy giai đoạn? Hãy trình bày nội dung chính của từng giai đoạn đó bằng cách hoàn thiện bảng sau:

Nội dung Giai đoạn 1 (1885-1888) Giai đoạn 2 (1888-1896)
Lãnh đạo     
Địa bàn    
Hình thức    
Kết quả    

Câu 2: (3 điểm) Phong trào Cần vương bùng nổ vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

C

B

A

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 128.

Cách giải:

Dựa vào vùng lau sậy um tùm, đầm lầy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ, … nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 129.

Cách giải:

Trong giai đoạn từ 1885 đến 1888, nghĩa quân Hương Khê lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. Đây là giai đoạn chuẩn bị của nghĩa quân.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 127, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: đều là đặc điểm giai đoạn 2 (1888 – 1896) của phong trào Cần vương.

- Đáp án D: Từ năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đi đày sang An-giê-ri (Châu Phi) => Giai đoạn 2 không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 126, 127.

Cách giải:

NỘI DUNG

GIAI ĐOẠN 1 (1885 – 1888)

GIAI ĐOẠN 2 (1888 – 1896)

Lãnh đạo

Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi

Văn thân, sĩ phu.

Địa bàn

Rộng khắp, nhất là ở Bắc và Trung Kì

Quy tụ thành những trung tâm lớn => trung du, miền núi.

Hình thức

Đấu tranh vũ trang

Kết quả

Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, đày sang Angiêri

Năm 1896, với sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê => tan rã.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Phái chủ chiến (Tôn Thất Thuyết) vẫn nuôi hi vọng giành chủ quyền:

+ Xây dựng các đội quân, các sơn phòng.

+ Phế những ông vua có tư tưởng thân Pháp, đưa vua Hàm Nghi lên ngôi.

- Nhân dân: quyết tâm giành lại nền độc lập.

- Pháp: tìm ách tiêu diệt phái chủ chiến.

=> Phái chủ chiến + nhân dân >< thực dân Pháp.

* Nguyên nhân trực tiếp:

Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

- Ta: Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, tấn công Pháp tại đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ.

- Pháp: sáng 5/7/1885, Pháp phản công => Hoàng thành Huế.

* Kết quả: Phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) => ra “Chiếu Cần vương”: kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân “giúp vua kháng chiến”.



Từ khóa phổ biến