Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lí 8

Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 môn Vật lí 8 sắp tới


1. Công thức tính công

\( * \) Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là  

Trong đó :   

A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J.

+ F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N.

+ s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).

\( * \) Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính

Trong đó :   

A là công của lực F, đơn vị của A là J

P là trọng lượng của vật, đơn vị là N.

h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).

2. Công suất

Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất :

 Trong đó :  

\(P\) là công suất, đơn vị W

(\(1W = 1\)J/s,\(1kW = 1000W\), \(1MW = 1 000 000W\)).

A là công thực hiện, đơn vị J.

t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).

3. Cơ năng

- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.

4. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Ta nói cơ năng được bảo toàn.

5. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

6. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

7. Hiện tượng khuếch tán

 Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.

 Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

 Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.

8. Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

 + Thực hiện công.

 + Truyền nhiệt.

c) Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).

9. Dẫn nhiệt

 Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

 Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

 Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

10. Đối lưu

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

11. Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.

Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

12. Công thức tính nhiệt lượng

a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

b) Công thức tính nhiệt lượng

Công thức tính nhiệt lượng thu vào :

\(Q\) : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.

\(m\) : Khối lượng của vật, đơn vị kg.

\(\Delta t\) : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị \(^0C\) hoặc \(^0K\) (Chú ý: \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\)).

\(c\) : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm \({1^0}C\).

 Bảng nhiệt dung riêng của một số chất

Chất

Nhiệt dung riêng

(J/kg.K)

Chất

Nhiệt dung riêng

(J/kg.K)

Nước

4200

Đất

800

Rượu

2500

Thép

460

Nước đá

1800

Đồng

380

Nhôm

880

Chì

130

13. Nguyên lí truyền nhiệt

Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.

- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

14. Phương trình cân bằng nhiệt

Phương trình cân bằng nhiệt : 

\({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Chú ý:

 Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được tính \(Q = mc\Delta t\), trong đó \(\Delta t = {t_{cao}} - {t_{thap}}\) .

 Trong tính toán để gọn ta đặt nhiệt lượng tỏa ra và thu vào bằng \({Q_1}\) và \({Q_2}\).

\( * \) Một số công thức thường sử dụng:

m = D.V; V= m/D; D =m/V

(với m : khối lượng (kg); D : khối lượng riêng (\(kg/{m^3}\)); V thể tích (\({m^3}\))).

s = v.t; v = s/t; t =s/v 

(với s : quãng đường (m); v : vận tốc (m/s); t : thời gian (s)). 

Nguồn: sưu tầm

 

Bài giải tiếp theo