Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 6
NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI TẬP
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 1: Đa dạng thế giới sống
- Virus
- Vi khuẩn
- Nấm
- Thực vật
- Động vật
Chủ đề 2: Lực
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
+ Nêu định nghĩa
+ Cho ví dụ được cho từng loại lực
+ Giải thích được loại lực nào nào xuất hiện trong các hành động thực tiễn
- Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
+ Nêu được các dạng biến dạng của lò xo, Cho ví dụ từng dạng
+ Vận đụng để thực hiện giải một số bài toán
+ Nêu được khái niệm
+ Cách nhận biết các dạng ma sát
+ Giải thích các trường ma sát có ích và có hại trong thực tế
- Lực và biểu diễn lực, tác dụng của lực
Chủ đề 3: Năng lượng và cuộc sống
+ Nêu được khái niệm năng lượng
+ Phân biệt các dạng năng lượng
+ Cho ví dụ về các dạng năng lượng
+ Định luật bảo toàn năng lượng
+ Các biện pháp tiết kiệm năng lượng
Chủ đề 4: Trái đất và bầu trời
+ Các dạng chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng
+ Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
B. BÀI TẬP
I. Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?
A. kilôgam (kg). B. mét (m). C. mét khối (m3). D. niuton (N).
Câu 2. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế. B. Nhiệt kế. C. Tốc kế. D. Đồng hồ.
Câu 3. Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
A. mũi tên. B. đường thẳng. C. đoạn thẳng. D. Đường tròn.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ich?
A. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn.
B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã.
C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn.
D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn.
Câu 5. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.
B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.
C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.
D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.
Câu 6. Trên một hộp mứt Tết có ghi: “Khối lượng tịnh 250g”. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt.
B. Thể tích của hộp mứt.
C. Lượng mức có trong hộp.
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Câu 7. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
A. trọng lượng. B. trọng lực. C. lực đẩy. D. lực nén.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lực chính là trọng lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật 100g là 1N.
C. Kí hiệu trọng lượng là p.
D. Đơn vị của khối lượng là N.
Câu 9. Sắp xếp các bước đo bằng lực kế theo thứ tự chính xác?
(1) Lựa chọn lực kế phù hợp.
(2) Thực hiện phép đo.
(3) Hiệu chỉnh lực kế.
(4) Đọc là ghi kết quả đo.
(5) Ước lượng giá trị lực cần đo.
A. (5); (1); (3); (2); (4).
B. (1); (5); (3); (2); (4).
C. (1); (3); (5); (4); (2).
D. (2); (1); (3); (5); (4).
Câu 10. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để tiết kiệm vật liệu.
B. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
C. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.
D. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về nguồn năng lượng không tái tạo?
A. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên, có thể cạn kiệt vì phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.
B. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
C. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.
D. Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.
Câu 12: Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Xe máy.
B. Bếp gas.
C. Quạt điện.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 13: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quang trục ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?
A. Trái Đất
B. Hải Vương tinh
C. Kim tinh
D. Mộc tinh
Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Hình dạng nhìn thấy của (1) …. là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.
A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.
B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.
C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.
D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.
Câu 15: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 16: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng
A. từ Tây sang Đông.
B. từ Đông sang Tây.
C. từ Nam sang Bắc.
D. từ Bắc sang Nam.
Câu 17: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:
(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.
(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.
(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.
(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.
(5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng.
(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (4), (6).
Câu 18: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là
A. Thiên thạch.
B. Thiên hà.
C. Vũ Trụ.
D. Dải Ngân hà.
Câu 19: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?
A. Ban ngày
B. Ban đêm
C. Giữa trưa
D. Nửa đêm
Câu 20: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.
A. to lớn, Ngân Hà
B. nhỏ bé, Ngân Hà
C. to lớn, Mặt Trăng
D. nhỏ bé, Trái Đất.
Câu 21: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 22: Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng?
A. Mặt Trời, sao chổi, sao Kim.
B. Sao Kim, sao Hỏa, sao Thổ.
C. Ngôi sao, Mặt Trời.
D. Cả A, B, C.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.
B. Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.
C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.
D. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.
Câu 24: Chọn phát biểu sai?
A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.
B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.
C. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.
D. Cả A, B, C
Câu 25: Chọn phát biểu đúng?
A. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.
B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai.
Câu 26: Hành tinh là
A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.
D. một tập hợp các sao.
Câu 27: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước.
A. Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
B. Thủy tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh.
C. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.
D. Thủy tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh.
Câu 28: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định ảnh số 1 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.
A. ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.
B. ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.
C. ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.
D. ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.
Câu 29: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:
A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 30: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh số 3 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.
A. ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.
B. ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.
C. ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.
D. ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.
Câu 31: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là:
A. nước ta có địa hình phức tạp
B. nước ta có nhiều sông hồ
C. nước ta có diện tích rộng
D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều
Câu 32: Loài chim nào sau đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?
A. Chim bồ câu
B. Chim cánh cụt
C. Gà
D. Công
Câu 33: Chim có thể có những tác hại nào dưới đây đối với con người?
1) Có tuyến độc, gây hại cho con người
2) Gây bệnh cho con người và sinh vật
3) Tác nhân truyền bệnh
4) Phá hoại mùa màng
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 1, 3
D. 2, 4
Câu 34: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật là:
A. do cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.
B. do các loại thiên tai xảy ra hàng năm
C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần
D. do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 35: Cá voi được xếp vào lớp Thú là vì chúng
A. sống dưới nước, hô hấp bằng mang
B. da luôn ẩm ướt, thở bằng phổi
C. có lông mao bao phủ, đẻ trứng.
D. đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
Câu 36: Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá sụn?
A. Cá quả
B. Cá đuối
C. Cá chép
D. Cá vền
Câu 37: Đẻ con được coi là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng vì:
A. con non được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn
B. con non được phát triển trong thời gian ngắn hơn
C. trong cơ thể mẹ có nhiệt độ ấm hơn
D. con sinh ra được bố mẹ chăm sóc tốt hơn
Câu 38: Để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Giai đoạn bướm
B. Giai đoạn sâu non
C. Giai đoạn nhộng
D. Giai đoạn trứng
Câu 39: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo
Câu 40: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò
Phần 2. Tự luận
Câu 1: Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Câu 2: Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Câu 3:
a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.
Câu 4:
a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
Câu 5: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào một số thời điểm trong một ngày trời năng và thu được kết quả cho trong bảng sau:
Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài in trên mặt đất của cái cọc trong khoản thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.
Câu 6. Thế nào là phân loại sinh học?
Câu 7. Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các loài sinh vật dưới đây gồm:
A. Chim; B. Bọ ngựa; C. cá mập; D. khỉ; E. rùa.
Câu 8. Hãy nêu các vai trò của thực vật? ở mỗi vai trò đó kể 3-5 loài mà em biết.
Câu 9. Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hồng đã sưu tầm được một số động vật sau: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, nhện, tôm, cua, châu chấu, muỗi, rết, giun đất.
Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hồng phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp?
Câu 10. Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
II. Lời giải chi tiết
Phần Trắc nghiệm
1. D |
2. A |
3. A |
4. B |
5. B |
6. D |
7. B |
8. C |
9. C |
10. B |
11. A |
12. D |
13. C |
14. A |
15. B |
16. A |
17. B |
18. B |
19. A |
20. B |
21. D |
22. C |
23. C |
24. D |
25. C |
26. B |
27. A |
28. A |
29. A |
30. B |
31. D |
32. B |
33. B |
34. A |
35. D |
36. B |
37. A |
38. B |
39. C |
40. B |
Phần Tự luận
Câu 1: Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.
Phương pháp giải
Dựa vào hướng quay của Trái Đất
Cách giải
Đáp án
A- Bình minh
B- Giữa trưa
C- Hoàng hôn
D- Ban đêm
Câu 2: Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Cách giải
- Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy.
- Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu.
Câu 3:
a. Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.
Cách giải
a.
Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu
b.
- Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,
- Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải
Câu 4:
a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân
Cách giải
Đáp án
a. Thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em: xe máy, máy phát điện,…
b. + Ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác:
– Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng.
+ Ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác:
- Dòng điện từ dây dẫn điện làm cho quạt điện chạy: năng lượng điện của dây điện truyền sang cánh quạt chuyển hóa thành cơ năng làm cho cánh quạt chuyển động.
Câu 5: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào một số thời điểm trong một ngày trời năng và thu được kết quả cho trong bảng sau:
Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài in trên mặt đất của cái cọc trong khoản thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.
Cách giải
Qua kết quả thu được trong bảng ta thấy:
+ Chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc giảm dần từ 10 giờ đến 12 giờ trưa.
+ Tăng dần từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều.
Câu 6. Thế nào là phân loại sinh học?
Phương pháp giải
Lý thuyết khái niệm phân loại sinh học.
Cách giải
Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng phân loại có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.
Câu 7. Xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các loài sinh vật dưới đây gồm:
A. Chim; B. Bọ ngựa; C. cá mập; D. khỉ; E. rùa.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết khóa lưỡng phân
Cách giải
1, Có xương sống: Đi xuống 2
Không có xương sống: Bọ ngựa (B)
2, Không sống trên cạn: Cá mập (C)
Sống trên cạn: Đi xuống 3
3, Biết bay: Chim (A)
Không biết bay: Đi xuống 4
4, Sống dưới đất: Rùa (E)
Sống trên cây: Khỉ (D)
Câu 8. Hãy nêu các vai trò của thực vật? ở mỗi vai trò đó kể 3-5 loài mà em biết.
Phương pháp giải
Lý thuyết về thực vật
Cách giải
- Vai trò của thực vật:
+ Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, súp lơ, cà rốt,…
+ Làm thuốc: cây tam thất, cây đinh lăng, cây hà thủ ô, cây hoàng liên,…
+ Làm cảnh: hoa ly, hoa đào, hoa nhài, cây kim tiền,…
+ Cây ăn quả: cây nho, cây táo, cây mít, cây hồng xiêm,…
+ Cho bóng mát: cây bàng, cây phượng vĩ, cây hoa sữa, cây xà cừ,…
Câu 9. Trong buổi thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, nhóm của Hồng đã sưu tầm được một số động vật sau: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, nhện, tôm, cua, châu chấu, muỗi, rết, giun đất.
Bằng kiến thức đã học về khóa lưỡng phân, em hãy giúp Hồng phân chia chúng thành các nhóm cho phù hợp?
Phương pháp giải
Lý thuyết khóa lưỡng phân
Cách giải
HS phân chia được 2 nhóm động vật bằng sơ đồ khóa lưỡng phân:
- Động vật có cánh: Chuồn chuồn, ong, ruồi nhà, châu chấu, muỗi.
- Động vật không có cánh: Nhện, tôm, cua, rết, giun đất
Câu 10. Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học về bài Nấm.
Cách giải
Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 timdapan.com"