Đề bài: Thuyết minh về cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam
Người Kinh Bắc tự hào khi nhắc đến dân ca quan họ. Người xứ Huế lại tự hào về những câu Nam ai, Nam bình, những điệu hò mái nhì, mái đẩy man mác. Người dân Nam bộ cũng hãnh diện khi nói về những câu cải lương mùi mẫn làm say lòng người. thế kỉ
Người Kinh Bắc tự hào khi nhắc đến dân ca quan họ. Người xứ Huế lại tự hào về những câu Nam ai, Nam bình, những điệu hò mái nhì, mái đẩy man mác. Người dân Nam bộ cũng hãnh diện khi nói về những câu cải lương mùi mẫn làm say lòng người.
Cải lương là một làn điệu đặc trưng của mảnh đất phương Nam. Hay nói cách khác miền Nam của nước Việt Nam là nơi phát xuất cải lương. Con người miền Nam có một đời sống nhàn hạ, sung túc. Ruộng cò bay thắng cánh. Cá đầy sông, rạch. Không lo đói nhờ đất đai phì nhiêu, rau và lúa gạo đầy đồng. Người miền Nam mang dòng máu của những dân đến sinh sống trẽn đất Nam kỳ đầu tiên. Dân ca miền Nam phối hợp những đặc trưng của dân ca miền Bắc, miền Trung, thêm vào đó những sắc thái cổ truyền của nhạc Cao Miên, Trung Hoa, Chàm. Do đó, dân ca rất phong phú về giai điệu cũng như tiết tấu qua những điệu lý, điệu hò, nói thơ. Cải lương đầu thế kỉ XX, làm phong phú thêm cho những làn điệu dân ca đất phương Nam. Cùng vói sự ra đời của tiểu thuyết, kịch nói, thơ mới... sự ra đời Cải lương được xem như là sản phẩm mang tính tất yếu của lịch sử. Nó hình thành từ sự tiếp xúc giữa nền văn hóa nông nghiệp lúa nước và nền văn hóa công nghiệp phương Tây. Nếu như kịch nói có lịch sử lâu đời và nguồn gốc từ phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa, của quan điểm thẩm mĩ phương Tây thì sự ra đời của Cải lương có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống dân tộc và sự du nhập lối biên kịch châu Âu. Yếu tố đầu tiên mang tính cội nguồn của nghệ thuật cải lương là âm nhạc tài tử Nam bộ. Thời ấy, tuồng (Hát bội) không còn giữ vị trí độc tôn trong thưởng thức nghệ thuật trình diễn của đồng bào miền Nam, nên từ các vùng nông thôn bắt đầu phong trào đờn ca tài tử phục vụ trong các cuộc vui như lề cưới, lễ hỏi, đám tiệc, đám giỗ... Theo một sổ nhà nghiên cứu, tiền thân của cải lương là nhạc tài tử biến thành "ca ra bộ" tại nhà Ông Cai tổng Tống Hữu Định (Ồng Phó 12) tại Vĩnh Long năm 1917. Khi ca bài Tứ đại oán với tích Bùi Kiệm thi rớt trở về, cô Ba Định, vai Nguyệt Nga, ông giáo Diệp Minh Kỷ đóng vai Bùi Kiệm, ông Giáo Du, vai Bùi ông, vừa ca vừa ra bộ. Và từ đó đã sinh ra loại "Ca ra bộ". Sự khởi đầu của hình thức này được đánh dấu tại cuộc trình diễn của nhóm ca nhạc tài tử trên sân khấu hộp trong đó có cô Ba Đắc tại Hội chợ thuộc địa tại Pháp. Sau này ca ra bộ phát triển như một trào lưu tại Nam bộ. Tiết mục được trình diễn rất thô sơ trên một bộ ván gõ, diễn viên vừa ca, vừa diễn với điệu bộ, động tác minh họa. Ca ra bộ chính là gạch nối giữa hình thái âm nhạc và hình thái sân khấu. Sau này trở thành Hát cải lương. Sau đó nhờ những soạn giả như ông Trương Duy Toản, Mộc quán Nguyền Trọng Quyền,.. viết lại từng mảng các chuyện tích xưa để diễn ca ra bộ, với hình thức đối ca, liên ca rồi kết hợp lại thành những vở tuông Cải lương đâu tiên như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều... Cải lương hình thành và phát triển rất mau nhờ những đóng góp của những bậc tài danh như Năm Phỉ, Năm Châu, Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Nở, Phùng Há... Bước đầu hình thành, Cải lương giống như tên gọi cùng chịu ảnh hưởng đủ thứ nghệ thuật (đầu Ngô mình Sơ). Tình trạng hỗn độn trong trang phục, hay phong cách diễn vẫn thường xảy ra; chẳng hạn diễn viên đóng Lừ Bố mang giày bốt, đóng Điêu Thuyền mặc áo dài, cột dây ngang lưng, đầu thắt bánh lái, cũng hát đủ kiểu tích Tàu, chuyện Tây. Tuy nhiên, những gì phi nghệ thuật làm mất bản sắc dân tộc dần dần bị đào thải. Nhờ các tác giả cỏ tri thức, có tài năng mà sân khâu cải lương hình thành hai dòng: tuồng Tàu và tuồng Tây mà sau này các nhà nghiên cứu sân khấu khẳng định là Cải lương có hai phương pháp: phương pháp hiện thực tâm lý và phương pháp biểu hiện tả ý. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ, nếu nói hát bội là loại hình nghệ thuật cũ, kịch nói là loại hình nghệ thuật mới thì Cải lương lại đứng giữa cái cũ và cái mới. Tính dân tộc qua phương pháp biểu hiện tả ý và tính hiện đại qua phương pháp tả thực tâm lý. Sân khấu Cải lương vừa dân tộc vừa hiện đại là đo kết hợp một cách tài tình hai phương pháp hiện thực tâm lý và biểu hiện tả ý đó.
Về đề tài kịch bản không phải chỉ lấy trong lịch sử Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn lấy trong các tiểu thuyết hay những cốt truyện do tác giả kịch bản đặt ra về nghệ thuật biểu diễn: Thật mà đẹp. Không còn ước lệ như trong hát bội, Dùng giọng thật, tự nhiên. Không có những giọng mé, giọng hầu v.v... Ban nhạc tài tử lúc hòa tâu ở phòng khách (đàn hát sa-lông) thường gồm có: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn độc huyền, sáo hay tiêu, mỗi thứ nhạc cụ chỉ có một. Có người hát thì thêm phách hay song lang. Khi trở thành dàn nhạc cải lương thì số lượng nhạc cụ trở thành quan trọng hơn: trống ban, song lang, cặp não bạt, đồng la, đàn cò, đàn gáo, đàn kìm. đàn tam, đàn đoản, đàn tranh. Lại có thêm sáo, tiêu, kèn củn, kèn nàm. Sau này có thêm đàn độc huyền, đàn xến, ghi ta phím lõm (còn gọi là lục huyên cầm), tam thập lục, vi-ô-lông, hạ uy cầm. Cây lục huyền câm hay ghi-ta phím lõm có nhiều khả năng về cung bực, âm thanh trâm bông lại có thẻ luyến láy do phím móc sâu. Từ 40 năm nay, ghi-ta phím lõm giữ vai trò chính trong dàn nhạc cải lương, và sau này đàn ghi ta phím lõm có giai điện giống ghi-ta điện. Ngoài dàn nhạc cổ, còn có thêm dàn nhạc Tây phương với piano, saxo, clarinette, trống, ghi-ta điện, và đàn synthé (hay organ).
Những bài, bản được nghe trong tuồng cải lương đều phát xuất từ dàn ca cổ nhạc miền Nam phần lớn, và những làn điệu trong nhạc đàn tài tử. một loại nhạc thính phòng miền Nam. Có thể phân loại một số bài bản thông dụng như : Từ những điệu ca dân gian như những điệu Lý (chẳng hạn từ điệu Lý ngựa ô biến thành điệu cải lương 0 Mã 18 câu nhịp đôi). Từ những bài nhạc lễ cung đình trong hát bội sau được cải biên dùng trong cải lương như Vũ Biền Xuất Đôi, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Tiểu Khúc,... Từ những sáng tác mới sau này khi có ca ra bộ, hát cải lương như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Trường Tương Tư, Lun Thủy Trường, Ái Tử Kê, Vọng cổ,... Từ những điệu hát lấy từ nhạc nước ngoài nhất là từ Trung Quốc, nhạc Quảng Đông xuyên qua các bài Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên, Liều Xuân Nương, Bản Tiều, Lạc Âm Thiều,...
Đã nói đến sân khấu Cài lương, không thể nào không nói đến bản nhạc "đinh" trong các vở. Đó là bản vọng cổ. Có người cường điệu "không có bản vọng cố không thể trờ thành một đêm hát cải lương... "Lời khẳng định trên có phần hơi quá, nhưng nghĩ kỳ lại cũng không sai. Tính hấp dẫn của một đêm diễn Cải lương không thể không nói tới sức thu hút kỳ diệu của bản vọng cổ. Được biết vào năm 1918 ông Cao Văn Lầu đã sáng tác bản Dạ cô hoài lang, sau này trở thành bàn vọng cố. Dạ cổ hoài lang tiền thân của bản vọng cổ đã tạo ra một không khí mới cho nền ca nhạc cổ miền Nam. Từ đó trở đi, bất kì trong một vở Cải lươn£ nào, bản vọng cổ vẫn là bản nhạc chủ đạo, thể hiện một cách đa dạng qua tất cả tình huống, trong một vở Cải lương.
Nhìn lại nghệ thuật sân khấu Cải lương, chúng ta không thể nào quên những nghệ sĩ lào thành có mặt từ đầu bộ môn nghệ thuật này, như kép Bảy Thông, đào Năm Thoàn trong gánh Cải Lương của thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Bảy Nhiêu, Ba Vân, út Trà Ôn. Những người nghệ sĩ này đã truyền nghề cho một thế hệ không kém nổi tiếng mà ngày nay không ai là không biết đến như: nghệ sĩ ưu tú Kim Cương, nghệ sĩ Duy Lân, nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ út Bạch Lan, nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng, nghệ sĩ Việt Hùng... Sau nữa còn có nghệ sĩ Hùng Cường, nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Sang, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Giàu, nghệ sĩ ưu tú Lệ Thuỷ, nghệ sĩ Mộng Tuyền, nghệ sĩ Đồ Quyên, nghệ sĩ Hoài Thanh... Và tiếp theo sau là thế hệ mới. Ngày nay người ta không thể quên có một Hương Lan (con gái nghệ sĩ Hữu Phước), Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Kim Tử Long... Bây giờ đã có Quế Trân (con gái nghệ sĩ Thanh Tòng), Thi Trang, Lê Tử... trong số nghệ sĩ lão thành và trẻ tuổi không thể kể hết.
Ngày nay người ta vẫn yêu mến bộ môn này bởi vì bên cạnh những sân khấu kịch nghệ, sân khấu ca nhạc trẻ, sân khấu nghệ thuật Cải lương đã luôn định hình trong lòng khán giả và còn tiếp tục đi tới trong việc bảo tồn, lưu giữ. Trong mấy năm sau này, những nghệ sĩ như Thanh Tòng, út Bạch Lan, Bạch Tuyết... có tổ chức những đêm Cải lương diễn lại trích đoạn của nhiều tuồng đã được khán giả yêu chuộng và đã thu hút rất nhiều khán giả hâm mộ Cải lương. Những chương trình truyền hình như Cánh chim không mỏi, Vầng trăng cổ nhạc được đông đảo khản giả theo dõi. Hai đài truyền hình HTV7 và HTV9 thường xuyên phát sóng nhiều vở tuồng Cải lương mới, cũ. Có dịp ra nước ngoài, người ta vẫn nghe tiếng hát của các nghệ sĩ trẻ Việt kiều hát Cải lương hoặc bà con ở hải ngoại sẵn sàng bỏ một buổi làm việc đẻ mua được tại phòng vé một chồ xem trình diễn "Cải lương" mà nghệ sĩ từ Việt Nam qua biểu diễn. Đặc biệt ở Pháp và ở Mỹ, Cải lương rất thịnh hành. Nhiều nghệ sĩ Cải lương tại hai nước đó, chẳng những diễn lại những vở tuồng xưa mà gần đây đã dàn dựng những vở mới.
Như thế, Cải lương quả đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cải lương cũng đã được thay đổi qua nhiều thế hệ, chịu thử thách với thời gian, với nhiều thử nghiệm. Tuy sinh sau đẻ muộn, so với hát chèo, hát bội (hát tuồng), hát cải lương trong một thời gian ngắn đã đi một bước rất dài, đi sâu vào trong lòng người dân Nam bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã trở thành một truyền thống vững chắc trong kịch nghệ Việt Nam.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề bài: Thuyết minh về cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam timdapan.com"