Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng ; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp.


1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

a) Tình hình nước Đức

- Giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp: đội ngũ công nhân tăng từ 5 lên 18 vạn (1849 – 1859); Béc-lin trở thành trung tâm sáng tạo máy móc.

- Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-ke.

b) Quá trình thống nhất Đức

- Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa => Yêu cầu cần thống nhất đất nước ngày càng cấp thiết.

- Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ, đại diện là Bix – mác có sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh. Năm 1864, Bi-xmác tấn công Đan Mạch, chống Áo (1866), chống Pháp (1870- 1871).

- Kết quả: Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, hiến pháp được thông qua thừa nhận quyền lực tối cao thuộc về vua Phổ và hạn chế vai trò của Quốc hội.

- Năm 1870 - 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.

- Ngày 18-1-1871, vua Phổ Vin-hem I lên ngôi hoàng đế, Bi-xmác trở thành Thủ tướng, Hiến pháp mới được ban hành (4 – 1871) qui định Đức gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.

c) Tính chất: 

Việc thống nhất nước Đức là một cuộc Cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.