Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhân dân lao động Nhật Bản
III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhân dân lao động Nhật Bản càng bị áp bức bóc lột nặng nề. Công nhân Nhật phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ trong những điều kiện rất tồi tệ, có hại cho sức khỏe mà tiền lương lại thấp hơn ở các nước Âu - Mĩ rất nhiều.
Bị bóc lột quá nặng nề, phong trào công nhân Nhật Bản đã có những bước tiến đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Một số nghiệp đoàn ra đời. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập năm 1901, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.
Từ năm 1906, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905, phong trào công nhân ở Nhật Bản phát triển mạnh hơn. Phong trào đấu tranh chống tô thuế và nạn đắt đỏ của nông dân và các tầng lớp lao động khác cũng được đẩy mạnh.
Trong năm 1907, có 57 cuộc bãi công. Ở xưởng đúc vũ khí Ô-xa-ea, hàng vạn công nhân tham gia đấu tranh. Cuộc đấu tranh còn phát triển vào những năm sau đó (năm 1912 có 46 cuộc bãi công, đến năm 1917 tăng lên 398).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản timdapan.com"