Công thức làm bài toán chuyển động cùng chiều

Công thức làm bài toán chuyển động cùng chiều - Công thức toán 5


1. Hai vật chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng một thời điểm

Xe thứ nhất có vận tốc v1, xe thứ hai có vận tốc v2 (coi v1 > v2)

Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường là S

  • Tìm hiệu vận tốc v = v1 – v2
  • Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: t = S : v
  • Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian đi đến chỗ gặp nhau 

2. Hai vật chuyển động cùng chiều, xuất phát khác thời điểm ở cùng một vị trí

Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng 1 vị trí. Xe thứ hai xuất phát trước xe thứ nhất thời gian tO, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì thời gian đuổi kịp nhau là:

  • Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
  • Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
  • Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)

Ví dụ 1: Lúc 12 giờ trưa một ô tô xuất phát từ A với vận tốc 60 km/giờ để đi đến B. Cùng lúc đó từ địa điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ cũng đi về B. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?

Giải

 

Hiệu vận tốc của hai xe là

60 – 45 = 15 (km)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

40 : 15 =  giờ = 2 giờ 40 phút

Thời điểm hai xe gặp nhau là:

12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút

Quãng đường từ A đến địa điểm gặp nhau là:

                                                                          (km)

Đáp số: 14 giờ 40 phút; 160km

Ví dụ 2: Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45 km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng?

Giải:

Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là

8 – 6 = 2 (giờ)

Quãng đường ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là

45 x 2 = 90 (km)

Thời gian để 2 xe gặp nhau là

90 : (60 – 45) = 6 (giờ)

Thời điểm ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là

8 + 6 = 14 (giờ)

Đáp số: 14 giờ