Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.


II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ…), công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng… Trong 2 năm đầu (1926-1927), Liên Xô đã từng bước giải quyết thành công các vấn đề về vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề…

Công cuộc công nghiệp hóa ngày càng mở rộng đòi hỏi phải có những kế hoạch dài hạn với mục tiêu cụ thể cho từng thời kì. Đó là những kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) đều được hoàn thành trước thời hạn.

* Thành tựu:

Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Công nghiệp: Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

- Nông nghiệp: 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.

- Văn hóa-giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

- Biến đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy có một số sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước (không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân…), công cuộc xây dựng xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi về nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Chính quyền Xô viết từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu.

- Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

+ Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Đầu năm 1925, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia.

+ Năm 1933, Mĩ đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Bài giải tiếp theo
Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào ? (xem bảng thống kê)
Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
Qua bảng thống kê trang 57, hãy nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp.
Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên
Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922-1933?
Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới.
Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên.
Qua lược đồ Liên Xô năm 1940, hãy xác định vị trí, tên gọi các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa