Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8


1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Lợn cưới, áo mới): truyện “Lợn cưới áo mới”

- Phần 2 (Treo biển): truyện “Treo biển”

- Phần 3 (Nói dóc gặp nhau): truyện “Nói dóc gặp nhau”

c. Thể loại: truyện cười

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả

e. Tóm tắt

- Truyện Lợn cưới, áo mới: Truyện kể về hai anh chàng có tính hay khoe. Anh đi tìm lợn khoe ngay cả lúc việc nhà rất bận và bối rối. Còn anh có áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều đợi có ai đi qua người ta khen. Khi gặp được anh đi tìm lợn, anh có áo mới giơ vạt áo ra khoe ngay và không cần biết người khác đang hỏi gì mình.

- Truyện Treo biển: Truyện kể về việc treo biển của một người chủ tiệm cá tươi. Ban đầu, anh ta treo biển "Ở đây có bán cá tươi", nhìn thấy tấm biển, những người qua đường đã góp ý, anh chàng bèn sửa theo. Tấm biển ngày càng được rút gọn, cuối cùng anh ta đã cất luôn cái biển.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: Truyện kể về một anh chàng nọ đi làm ăn xa lâu ngày trở về làng. Khi được mọi người hỏi chuyện ở phương xa, anh ta đã nói dóc về một chiếc ghe dài đến nỗi một thanh niên hai mươi tuổi đi bộ đến chết vẫn chưa tới buồng lái. Có một anh nói dóc khác ở làng thấy vậy liền kể chuyện về một cái cây đa. Từ đó lộ ra chuyện không có chiếc ghe nào dài như chiếc ghe kia.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Những mẩu truyện cười nhằm phê phán các kiểu người trong xã hội, dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu của con người.

b. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười

- Xây dựng tình huống trớ trêu, nghịch lí

- Cách xây dựng bối cảnh hết sức đời thường, gần gũi

- Ngôn ngữ dân dã, nhiều ẩn ý

Sơ đồ tư duy văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam:

Bài giải tiếp theo