Chính tả bài Vàm Cỏ Đông trang 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả bài Vàm Cỏ Đông trang 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống it hay uyt ?


Câu 1

Nghe - Viết : Vàm cỏ Đông (2 khổ thơ đầu)

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết :

Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông !

 

Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài chính tả.

Lời giải chi tiết:

Các chữ phải viết hoa là :

- Tên riêng : Vàm cỏ Đông

- Các chữ đứng ở đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa. Nếu có ghi tên tác giả thì cũng phải viết hoa.


Câu 2

Điền vào chỗ trống it hay uyt ?

h... sáo, h... thở, s.... ngã, đứng s.... vào nhau.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.


Câu 3

Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:

a) - rá, giá

- rụng, dụng

b) - vẽ, vẻ

- nghĩ, nghỉ

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a)

- rá : rổ rá, rá gạo, rá rau, đan rá, rá tre, nan rá, cạp rá,...

- giá : giá cả, giá sách, giá áo, giá rét, buốt giá, giá đỗ...

- rụng : rơi rụng, rụng rời, rụng xuống, ...

- dụng : sử dụng, vô dụng, hữu dụng, dụng cụ, đắc dụng, ...

b)

- vẽ : vẽ vời, vẽ chuyện, vẽ tranh, tập vẽ, bút vẽ, mực vẽ, giá vẽ,...

- vẻ : vui vẻ, dáng vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, ...

- nghĩ : nghĩ ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ý nghĩ, ...

- nghỉ : nghỉ ngơi, ngày nghỉ, kì nghỉ, nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ giải lao, nghỉ xả hơi, nghỉ hưu, nghỉ việc, ...