Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)

Tóm tắt lý thuyết: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)


III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi

* Ở mặt trận Xô - Đức:

- Sáng 22/6/1941, Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô. Ban đầu, do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

- Rạng sáng ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô.

- Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3712 xe tăng, 4950 máy bay. Chia làm 3 đạo quân, đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía tây Liên Xô: đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thủ đô Matxcơva, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và Ucraina.

- Nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chỉ huy đã đẩy lùi quân Đức. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát – “nút sống” của Liên Xô - nhưng không chiếm được.

- Quân đội Liên xô diễu binh trong lễ kỷ niệm lần thứ 10.

* Ở mặt trận Bắc Phi:

- Tháng 9/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập.

- Tháng 10/1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men, và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.

2. Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ

- Tháng 09/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.

- Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

- Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng

Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút giờ địa phương, các máy bay trên tầu sân bay Nhật cất cánh oanh tạc dữ dội các tầu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu. Tham gia trận tập kích này còn có 12 tầu ngầm của Nhật. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đã gây cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ (5 tầu chủ lực bị đánh chìm, 19 tàu chiến và 177 máy bay bị tiêu diệt, hơn 3000 binh lính và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng. Tới lúc đó Mĩ đã tuyên chiến với Đức, Italia, Nhật và chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. => Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới.

3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành

a) Nguyên nhân:

- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

- Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ, Anh, Pháp thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

b) Sự thành lập:

- Ngày 1/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) ra Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.

c) Ý nghĩa:

- Đoàn kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trong một mặt trận thống nhất chống phát xít. 

- Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến