Chế độ chiếm hữu nô lệ

Ở Hi Lạp và Rô-ma, số nô lệ nhiều gấp hàng chục lần số chủ nô.


3. Chế độ chiếm hữu nô lệ

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ, chủ nô sống dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.

- Chủ nô:

+ Nắm mọi quyền hành chính trị.

+ Không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Họ sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.

- Nô lệ:

+ Số nô lệ nhiều gấp hàng chục lần số chủ nô.

+ Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có: từ việc sản xuất lúa gạo ở các trang trại đến việc làm ra các sản phẩm thủ công như giày dép, quần áo ...

+ Họ cũng là những người phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại như những con hầu, đầy tớ. 

- Nhà nước do dân tự do và quý tộc bầu ra, gọi là chế độ dân chủ chủ nô (dân chủ cộng hoà.)

Bài giải tiếp theo
Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?

Bài học bổ sung
Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?