Cây tre Việt Nam trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều
Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng. Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam. Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hóa cây tre. Viết một đoạn văn ngắn (4 — 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.
Câu 1
Đọc và làm bài tập CÂY TRE VIỆT NAM
Câu 1:
1. Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng:
A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
B. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
C. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
D. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
D. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
Câu 2
Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam? Tìm các ý đúng:
A. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
B. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt.
C. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án:
A. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Câu 3
Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:
A. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
D. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án:
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Câu 4
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hóa cây tre? Tìm ý đúng:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính,... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
c) Nói với sự vật như nói với người.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người để nhân hóa cây tre.
Câu 5
Viết một đoạn văn ngắn (4 — 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Cây cối trong vườn mang một vẻ xanh tươi, sức sống. Cây mít ở góc vườn đang vươn mình đón lấy ánh nắng. Những khóm hoa hồng đua nhau khoe sắc. Giàn thiên lý tỏa hương thơm dịu nhẹ… Khu vườn này mới đẹp biết bao nhiêu!
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Cây tre Việt Nam trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều timdapan.com"