Câu 4 trang 157 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Giải bài tập Câu 4 trang 157 SGK Sinh học 10 Nâng cao


Đề bài

Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ...) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Các loại miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Mang tính bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, dịch nhày và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính) đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

- Miền dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, bao gồm hai loại: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.

+ Miễn dịch tế bào: là miễn dịch có sự tham gia của tế bào limpho T độc. Các tế bào mang kháng thể này tiêu diệt virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Đối với các bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào có vai trò chủ lực.

+ Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limpho B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng trong cơ thể (máu, hệ bạch huyết, dịch tủy sống, màng phổi, màng bung, dịch khớp và dịch màng ối). Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch mật, dạ dày... ). Chúng làm ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.



Từ khóa phổ biến