Quan sát hình 20.3 (SGK trang 71), nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 4 trang 71 SGK Địa lí 8


Đề bài

Quan sát hình 20.3 (SGK trang 71), nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất.

Lời giải chi tiết

- Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

- Nguyên nhân: Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

+ Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn ⟶ hình thành áp thấp xích đạo. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao, 

⟹ Gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo sinh ra gió Tín Phong. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong.

+ Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao chí tuyến cũng chuyển động về các vĩ tuyến 60° của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp (khí hậu lạnh hinh thánh áp thấp nhiệt lực ôn đới)

⟹ Tạo nên gió Tây ôn đới.

+ Khối không khí từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam di chuyển về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam).

⟹ Hình thành gió Đông cực.

Như vậy, trên Trái Đất hình thành 3 loại gió chính: gió Tín phong, Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).

Bài giải tiếp theo
Dựa vào hình 20.1 (SGK trang 70), 20.3 (SGK trang 71) và kiến thức đã học, giải thích sự xuất hiện của sa mạc Xa-ha-ra
Quan sát hình 20.4, mô tả các cảnh quan trong ánh. Các cảnh quan đó thuộc những đới khí hậu nào?
Hãy vẽ lại sơ đồ hình 20.5 (SGK trang 73) vào vở, điền vào các ô trống tên của các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ.
Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên.
Bài 1 trang 73 SGK Địa lí 8
Bài 2 trang 73 SGK Địa lí 8


Từ khóa