Câu 3.2, 3.4 phần bài tập trong SBT – Trang 13,14 Vở bài tập Vật lí 7

Giải bài 3.2, 3.4 phần bài tập trong SBT – Trang 13,14 VBT Vật lí 7. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào sau đây ta thấy có nguyệt thực? ...


Đề bài

1. Bài tập trong SBT


3.2

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực? 

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về nguyệt thực: Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng 

Lời giải chi tiết: 

Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. 

=> Chọn B


3.4.

Vẽ hình theo tỉ lệ xích quy định 1 cm ứng với 1 m (hình 3.1)

Cái cọc và bóng của cọc 

Cột đèn và bóng của nó

Chú ý: Cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất, các tia sáng Mặt Trời đều song song.

hình 3.2 - bài 3.4 trang 14 VBT vật lí 7

Phương pháp: bóng của một vật trên mặt đất chính là độ dài đoạn hình chiếu của vật trên mặt đất

Lời giải chi tiết: 

Dùng thước vẽ các cọc A’B’ dài lcm. Vẽ cái bóng trên mặt đất A’0 dài 0,8cm. Nối B’0 đó là đường truyền của ánh sáng Mặt Trời.

Lấy AO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

Vẽ cột đèn AA’ cắt đường B’0 kéo dài tại B. Đo chiều cao AB chính là chiều cao cột đèn. AB = 6,25m.

Bài giải tiếp theo