Câu 3 trang 123 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải bài tập Câu 3 trang 123 SGK Sinh học 12 nâng cao


Đề bài

Hãy giải thích sơ đồ phân loại biến dị dưới đây:

sơ đồ phân loại biến dị

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biến dị là những biến đổi trong vật chất di truyền hay biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh thay đổi.

Lời giải chi tiết

- Biến dị gồm 2 loại: biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

- Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (đột biến gen) ở cấp độ tế bào (đột biến NST).

- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc một số cặp nucleôtit.

- Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về số lượng hoặc trật tự phân bố các gen trên NST.

- Đột biến số lượng NST là những biến đổi xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST hoặc ở toàn bộ bộ NST.

- Đột biến đa bội là đột biến số lượng NST xảy ra ở toàn bộ bộ NST, trong tế bào thể đa bội chứa nhiều hơn hai lần của bộ đơn bội.

- Tự đa bội: là thể đa bội, trong tế bào thể tự đa bội có sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài, gồm đa bội chẵn và đa bội lẻ.

   + Đa bội chẵn: là thể tự đa bội, trong tế bào thể đa bội chẵn có 4n, 6n, 8n…

   + Đa bội lẻ: là thể tự đa bội, trong tế bào thể đa bội lẻ có 3n, 5n, 7n…

- Dị đa bội (song nhị bội): là thể đa bội, trong tế bào thể dị đa bội có hai bộ NST của hai loài khác nhau. Thể dị đa bội hình thành do lai xa.

- Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST, gồm thể không nhiễm (2n – 2), thể một nhiễm (2n – 1), thể ba nhiễm (2n + 1), thể bốn nhiễm (2n + 2)…

 



Từ khóa phổ biến