Câu 1 trang 122 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Giải bài tập Câu 1 trang 122 SGK Sinh học 11 Nâng cao


Đề bài

Trình bày một số ví dụ về tập tính kiếm ăn - săn mồi của động vật. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết

Một số tập tính kiếm ăn - săn mồi của động vật:

- Chim phát hiện và bắt mồi chủ yếu nhờ thị giác và một phần nhờ thính giác. Các loài diều hâu, đại bàng... bay lượn rất cao để phát hiện mồi, khi thấy mồi (thú nhỏ, sâu bọ...) chúng sà xuống bắt. Các loài chim sâu, chào mào, chim chích, khướu... nhảy nhót trong các bụi, các cành cây tìm sâu bọ, quả, hạt... Chim gõ kiến thường dùng mỏ gõ vào thân cây, cành cây để sâu bọ chui ra hoặc phóng lưỡi vào trong lỗ cây để bắt mồi.

-  Tê tê là loại thú ăn sâu bọ. Để sống và tồn tại, hàng ngày chúng cần bắt ăn một số lượng côn trùng rất lớn. Chúng có tập tính bắt mồi rất kì lạ.

Khi gặp tổ mối hay tổ kiến là tê tê dùng hai chân trước bới đất, phá tổ, chui sâu vào đất để ăn mồi. Miệng tê tê không có răng và cũng chẳng há ra được, thực chất nó giống như một cái lỗ nhỏ. Tê tê dùng cái lưỡi rất dài thò qua lỗ miệng, phóng tới tấp vào các khe nhỏ của tổ mối, tổ kiến. Lưỡi của nó có chất dính và bằng động tác thò ra thụt vào cứ thế kiến, mối bị lôi tuột vào miệng, rồi tê tê nuốt chửng.