Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.


II. Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

1. Nước Đức

a) Tình hình kinh tế

Công nghiệp:

- Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ:

+ Từ năm 1870 đến năm 1900: sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi.

+ Ngành công nghiệp mới: điện, hóa chất,... đạt nhiều thành tựu đáng kể.

+ Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức sản xuất được 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Âu, hạng nhì thế giới sau Mỹ do:

+ Thị trường dân tộc thống nhất.

+ Nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá; giàu về sắt (chiếm được vùng An-dát và Lo-ren).

+ Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp (5 tỉ phrăng)

+ Công nghiệp hóa muộn nên sử dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của những nước đi trước.

+ Nguồn nhân lực dồi dào do dân số tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.

- Trong những năm 1890 – 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163 %. Đến năm 1900, vượt Anh về sản xuất thép.

- Cơ cấu dân cư thành thị với nông thôn thay đổi. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.

- Đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức: sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu, phổ biến là các cácten và xanhđica.

- Tổ chức độc quyền gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính => Ngân hàng cũng tập trung cao độ.

Nông nghiệp:

- Có tiến bộ nhưng chậm chạp do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để, phần lớn ruộng đất ở trong tay quý tộc, địa chủ.

- Sự tồn tại đồng thời việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa và duy trì tàn dư phong kiến.

b) Tình hình chính trị

Đối nội:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. 

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. 

- Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

Đối ngoại:

- Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền.

- Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc.

=> Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

2. Nước Mĩ

a) Tình hình kinh tế

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển hơn cả. Từ năm 1865 đến 1894:

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp = ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và 2 lần nước Anh.

+ Sản xuất gang, thép đứng đầu thế giới.

+ Nông nghiệp: đạt nhiều thành tựu đáng kể

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

+ Đất nước hòa bình lâu dài.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp.

- Những cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì.

=> Thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản. Các nhà tư bản liên minh thành các tơrớt => trở thành những “vua công nghiệp” và là chủ những ngân hàng kếch xù (Moóc gân và Rốc – phe – lơ)

- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ vươn lên thành nước phát triển về ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

b) Tình hình chính trị

Đối nội:

- Đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền:

+ Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính).

+ Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ).

Đối ngoại:

- Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin...

- Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến