Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam không hề thay đổi.


Sau chiến tranh, thực dân Pháp vẫn duy trì chính sách cai trị, bóc lột cũ. Mọi quyền hành đều bị thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ làm bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng chút quyền tự do, dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị thẳng tay đàn áp, khủng bố.

- Về chính trị:

+ Thi hành chính sách "chia để trị": chia nước ta thành ba kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ khác nhau;

+ Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, giữa các tôn giáo.

+ Bộ máy cường hào của giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn bị triệt để lợi dụng vào việc củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch nhằm gây tâm lí tự ti, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, bán dân, ...

+ Trường học được mở rất hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ có ở một số thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn...) và một số tỉnh lị, còn các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là những trường chuyên nghiệp.

+ Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền chính sách "khai hóa" của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước. 

Bài giải tiếp theo


Bài học liên quan

Từ khóa