Bình luận câu tục ngữ: "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau" - Ngữ Văn 12

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu tục ngữ nói về khen chê, khinh trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục đối với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội.


Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu tục ngữ nói về khen chê, khinh trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục đối với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội.

Câu tục ngữ sau đây, nhiều người vẫn nhớ, vẫn nhắc:

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Khinh là sự đánh giá và chê bai, coi thường. Chữ khinh thường gắn liền với các từ ngữ: khinh thường, khinh bỉ, coi khinh...

Một kẻ nào đó, nhân cách lèm nhèm, có việc làm xấu xa, thối nát... sẽ bị mọi người coi khinh và xa lánh.

Trong gia đình, con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng suy đốn; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm đều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tằn... sẽ bị “anh em khinh trước”.

Và khi đã bị “anh em khinh trước” thì con người ấy không còn chỗ đứng trong xóm dưới làng trên, trong làng ngoài xã nữa. Khi đã bị “làng nước khinh sau" thì con người ấy còn dám vác mặt đi đâu nữa. Chỉ còn cúi gầm mặt mà đi. Mọi quan hệ hàng xóm láng giềng chẳng còn gì nữa. Mọi người đều “sợ” và xa lánh. Kẻ bị làng nước coi khinh sẽ sống trong cô độc, tủi nhục, làm hại đến danh dự chồng con, vợ con; làm nhục ông bà, cha mẹ, anh em.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, câu tục ngữ nghĩ có tám chữ, điệp lại hai lần chữ “khinh” đã nói lên một cách cô đúc sức mạnh của gia phong, của lệ làng.

Câu tục ngữ nêu bật sức mạnh tính giáo dục đạo đức của gia đình và làng xã; chỉ cần nghe ông bà, cha mẹ nhắc lại một lần là con cháu nhớ mãi. Nhờ đó mà nếp nhà được giữ gìn, gia phong được đề cao, thuần phong mĩ tục được phát triển.

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nêu bật sự khinh trọng, khen chê của cộng đồng đối với một con người nào, nhất là đối với những kẻ sa sút, sa đọa, tha hóa. “Bia miệng” thế gian thật đáng sợ.

-Hôm kia kẻ đón người đưa.

Bây chừ đi sớm về trưa một mình.

   - Ngày xưa võng lọng nghênh ngang,

Bây giờ cúi mặt mo nang che đầu.

Xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình văn hóa, thiết nghĩ câu tục ngữ “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” có tác dụng gấp nhiều lần những bài luận thuyết dài dòng.

Bài giải tiếp theo
Bình luận về tiền tài và hạnh phúc trong cuộc sống - Ngữ Văn 12
"Tiền không phải là tất cả". Bạn nghĩ gì về ý kiến này? - Ngữ Văn 12
Bàn luận câu cổ ngữ: “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều” - Ngữ Văn 12
Bạn nghĩ gì về hạnh phúc - Ngữ Văn 12
Bàn luận về: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam - Ngữ Văn 12
Bàn về cái đẹp trong xã hội và trong thiên nhiên - Ngữ Văn 12
Sức mạnh nào giúp con người bớt đi những lo âu, sự hãi và đau khổ - Ngữ Văn 12
Trình bày quan niệm về nội dung câu ngạn ngữ: "Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi" - Ngữ Văn 12
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của nữ văn sĩ Thác-kơ-rê trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa - Ngữ Văn 12
Nghị luận về câu ca dao "Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" - Ngữ Văn 12

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa