Bình luận câu nói: Cái khó bó cái khôn

Câu nói phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người.


1. Giải thích câu nói

-    “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó.

-   “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch tốt.

-  “bó” là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện.

-    “Cái khó bó cái khôn” nghĩa là hoàn cảnh khó khăn khiến người ta không phát huy được trí tuệ và tài năng. So sánh với câu “Lực bất tòng tâm” (sức lực [gồm cả nhân lực và vật lực] không theo ý muốn) là thành ngữ có ý nghĩa tương đồng.

-    Câu tục ngữ xác nhận một, thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức.

Bình luận: câu nói phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người...

Tuy nhiên, câu tục ngữ trên cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chỉ hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.

So sánh với câu “Cái khó ló cái khôn” với ý nghĩa trái ngược: nhiều khi trong hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ nảy sinh những ý định, lối thoát khôn ngoan nhất.

Người Việt Nam luôn được ví như bông sen giữa đầm lầy với ý nghĩa luôn vươn lên, đẹp đẽ và thơm ngát giữa hoàn cảnh bùn lầy nước đọng, dơ bẩn.

Cần khẳng định: “cái khó bó cái khôn”, nhưng “cái khôn” cũng nảy sinh trong “cái khó”.

Học sinh liên hệ bản thân: cần nhấn mạnh sự nỗ lực hết mình cho mục tiêu cao cả, đừng chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Trích: TimDapAn.com

Bài giải tiếp theo
Em hiểu gì về câu nói: Cái khó bó cái khôn
Hãy giải thích câu nói sau đây của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được cái gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường
Trong bài Chí mạo hiểm, Nguyễn Bá Học có viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hãy giải thích và phát biểu suy nghĩ về tư tưởng này
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên
Hãy bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen
Em hiểu và nghĩ gì về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng?
Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về lòng vị tha
Nghị luận xã hội “suy nghĩ về bản chất của thành công”
Nghị luận xã hội “Đức tính khiêm tốn”

Bài học bổ sung
Em hiểu gì về câu nói: Cái khó bó cái khôn

Video liên quan



Bài giải liên quan