Báo cáo thực hành: Tốc độ phản ứng hóa học
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra...
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào ống 1: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 18%
+ Cho vào ống 2: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 6%
Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm
Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.
Phương trình phản ứng: \(Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\).
Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl lớn hơn nồng độ HCl ống 2
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào mỗi ống: 3ml dung dịch \(H_2SO_4\) nồng độ 15%
+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên
+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch \(H_2SO_4\) có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.
Phương trình phản ứng: \(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2\).
Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch \(H_2SO_4\) 15%
+ Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau, kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2
+ Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch \(H_2SO_4\) có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm có khổi lượng nhỏ thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.
Phương trình phản ứng: \(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2.\)
Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn
Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt.
- Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Báo cáo thực hành: Tốc độ phản ứng hóa học timdapan.com"