Báo cáo thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại. Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe.
1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3 ml dung dịch HCl loãng
+ Lần lượt cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương nhau vào 3 ống nghiệm
+ Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.
Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.
- PTHH:
2Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2
Cu không tác dụng với dung dịch HCl loãng
2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.
- Tiến hành thí nghiệm: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.
- Hiện tượng: Trên thanh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu), dung dịch nhạt dần màu xanh (Cu2+ phản ứng và nồng độ dung dịch giảm)
- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)
- PTHH: Fe + CuSO4 \( \to\) FeSO4 + Cu
3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng
+ Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm
+ Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống thứ 2
+ Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
+ Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau
+ Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1
- Giải thích: Zn + Cu2+ \( \to\) Zn2+ + Cu
Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 tạo thành pin điện (ăn mòn điện hóa học)
- PTHH:
Zn + H2SO4 \( \to\) ZnSO4 + H2
Zn + CuSO4 \( \to\) ZnSO4 + Cu
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Báo cáo thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại timdapan.com"