Báo cáo thực hành: Tính chất của gluxit

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm...


1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

+ Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

+ Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic \(C_6H_{12}O_7\).

+ PTHH: \(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O → C_6H_{12}O_7 + 2Ag\).

\(Ag_2O\) thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứa các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot

+ Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra

+ Giải thích: Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

+ Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ

+ PTHH: \({C_6}{H_{12}}{o_6} + A{g_2}O \to {C_6}{H_{12}}{O_7} + 2{\rm{A}}g\)

+ Giải thích: Glucozơ có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozơ thành axit gluconic và tạo kết tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

Bài giải tiếp theo