Bài tập cuối tuần Toán 5 tuần 5 - Đề 2 ( Có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần 5 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với các dạng bài tập giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong tuần
Đề bài
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Điền dấu thích hợp (>,<,=) vào chỗ chấm:
a) 23km 56m…………….2356m
23km 56m > 2356m
23km 56m = 2356m
23km 56m < 2356m
b) 5 tấn 8kg………………5008kg
5 tấn 8kg > 5008kg
5 tấn 8kg = 5008kg
5 tấn 8kg < 5008kg
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) 15kg 10g = \(15\dfrac{{10}}{{100}}\)kg
b) 15kg 10g = \(15\dfrac{{10}}{{1000}}\)kg
c) 23km 7m = \(23\dfrac{7}{{100}}\)km
d) 23km 7m = \(23\dfrac{7}{{1000}}\)km
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Một người đi xe máy từ A qua C đến B. Đoạn đường AC ngắn hơn đoạn đường CB là 28 km 800m. Tính quãng đường AB, biết rằng đoạn đường AC bằng \(\dfrac{3}{7}\) đoạn đường CB.
A. 60km B. 70km C. 72km
Bài 4: Bao thứ nhất nhiều hơn bao thứ hai 55kg gạo. Sau khi bán mỗi bao đi 15kg thì số gạo ở báo thứ hai bằng \(\dfrac{6}{{11}}\) bao thứ nhất. Hỏi lúc đầu mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5: Một mảnh vườn hình tam giác có tổng độ dài cạnh thứ nhất và thứ hai là \(7\dfrac{5}{8}m\). Tổng độ dài cạnh thứ hai và cạnh thứ ba là \(6\dfrac{1}{4}m\). Tổng độ dài cạnh thứ ba và thứ nhất là \(8\dfrac{1}{8}m\). Tính độ dài mỗi cạnh của mảnh vườn.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1:
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức: 1km = 1000m; 1 tấn = 1000kg.
Cách giải:
Ta có: 1km = 1000m; 1 tấn = 1000kg.
Nên:
+) 23km 56m = 23km + 56m = 23000m + 56m = 23056m.
Mà: 23056m > 2356 m.
Do đó: 23km 56m > 2356m
+) 5 tấn 8kg = 5 tấn + 8kg = 5000kg + 8kg = 5008kg.
Do đó: 5 tấn 8kg = 5008kg
Vậy ta có kết quả:
a) 23km 56m…………….2356m
23km 56m > 2356m
23km 56m = 2356m
23km 56m < 2356m
b) 5 tấn 8kg………………5008kg
5 tấn 8kg > 5008kg
5 tấn 8kg = 5008kg
5 tấn 8kg < 5008kg
Bài 2:
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức:
1kg = 1000g, hay 1g = \(\dfrac{1}{{1000}}\)kg;
1km = 1000m, hay 1m = \(\dfrac{1}{{1000}}\)km.
Cách giải:
Ta có:
1kg = 1000g, hay 1g = \(\dfrac{1}{{1000}}\)kg;
1km = 1000m, hay 1m = \(\dfrac{1}{{1000}}\)km.
Do đó:
15 kg 10g = \(15\dfrac{{10}}{{1000}}\)kg;
23 km 7m = \(23\dfrac{7}{{1000}}\)km.
Vậy ta có kết quả:
a) 15kg 10g = \(15\dfrac{{10}}{{100}}\)kg
b) 15kg 10g = \(15\dfrac{{10}}{{1000}}\)kg
c) 23km 7m = \(23\dfrac{7}{{100}}\)km
d) 23km 7m = \(23\dfrac{7}{{1000}}\)km
Bài 3:
Phương pháp giải:
- Đổi: 28km 800m = 28800m.
- Đoạn đường AC bằng \(\dfrac{3}{7}\) đoạn đường CB nên ta có thể coi đoạn đường AC chiếm 3 phần thì đoạn đường CB chiếm 7 phần.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tính độ dài đoạn đường CB = hiệu : hiệu số phần bằng nhau × 7.
- Tính đoạn đường AC = độ dài dài đoạn đường CB – 28800.
- Tính độ dài đoạn đường AB = AC + CB.
Cách giải:
Đổi 28km 800m = 28000m.
Đoạn đường AC bằng \(\dfrac{3}{7}\) đoạn đường CB nên ta có thể coi đoạn đường AC gồm 3 phần bằng nhau thì đoạn đường CB gồm 7 phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 – 3 = 4 (phần)
Quãng đường CB là:
28800 : 4 × 7 = 50400 (m)
Quãng đường AC là:
50400 – 28800 = 21600 (m)
Quãng đường AB là:
21600 + 50400 = 72000 (m)
Đổi 72000m = 72km.
Đáp số: 72km.
Vậy đáp án đúng là C.
Bài 4:
Phương pháp giải:
- Sau khi bán đi ở mỗi bao 15kg thì bao thứ nhất vẫn nhiều hơn bao thứ hai 55kg.
- Coi số gạo ở bao thứ nhất sau khi bán gồm 11 phần bằng nhau thì số gạo ở bao thứ hai sau khi bán gồm 6 phần như thế.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tính khối lượng gạo ở bao thứ nhất sau khi bán = Hiệu số gạo ở hai bao : hiệu số phần bằng nhau × 11.
- Tính khối lượng gạo lúc ban đầu của bao thứ nhất = khối lượng gạo ở bao thứ nhất sau khi bán + 15.
- Tính khối lượng gạo ở bao thứ hai lúc ban đầu = khối lượng gạo lúc ban đầu của bao thứ nhất – 55.
Cách giải:
Sau khi bán đi ở mỗi bao 15kg thì bao thứ nhất vẫn nhiều hơn bao thứ hai 55 kg.
Coi số gạo ở bao thứ nhất sau khi bán gồm 11 phần bằng nhau thì số gạo ở bao thứ hai sau khi bán gồm 5 phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
11 – 6 = 5 (phần)
Sau khi bán, bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là:
55 : 5 × 11 = 121 (kg)
Lúc đầu bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là:
121 + 15 = 136 (kg)
Số gạo ở bao thứ hai lúc ban đầu là:
136 – 55 = 81 (kg)
Đáp số: Bao thứ nhất: 136kg;
Bao thứ hai: 81kg.
Bài 5:
Phương pháp giải:
Để giải bài toán này ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tính chu vi của mảnh vườn = \(\left( {7\dfrac{5}{8} + 6\dfrac{1}{4} + 8\dfrac{1}{8}} \right):2.\)
- Bước 2: Tính chiều dài cạnh thứ nhất = chu vi – tổng độ dài cạnh thứ hai và cạnh thứ ba.
- Bước 3: Tính chiều dài cạnh thứ hai = chu vi – tổng độ dài cạnh thứ ba và thứ nhất.
- Bước 4: Tính chiều dài cạnh thứ ba = chu vi – tổng độ dài cạnh thứ nhất và thứ hai.
Cách giải:
Chu vi của mảnh vườn là:
\(\left( {7\dfrac{5}{8} + 6\dfrac{1}{4} + 8\dfrac{1}{8}} \right):2 = 11\,\,\left( m \right)\)
Chiều dài cạnh thứ nhất là:
\(11 - 6\dfrac{1}{4} = 4\dfrac{3}{4}\,\,\left( m \right)\)
Chiều dài cạnh thứ hai là:
\(11 - 8\dfrac{1}{8} = 2\dfrac{7}{8}\,\,\left( m \right)\)
Chiều dài cạnh thứ ba là:
\(11 - 7\dfrac{5}{8} = 3\dfrac{3}{8}\,\,\left( m \right)\)
Đáp số: Cạnh thứ nhất: \(4\dfrac{3}{4}m\);
Cạnh thứ hai: \(2\dfrac{7}{8}m\);
Cạnh thứ ba: \(3\dfrac{3}{8}m\).
Lưu ý: Sau bước tính chu vi và tính độ dài cạnh thứ nhất, có nhiều cách để tính độ dài cạnh thứ hai và thứ ba, chẳng hạn để tìm độ dài cạnh thứ hai ta lấy tổng độ dài cạnh thứ nhất và thứ hai trừ đi độ dài cạnh thứ nhất, … Các em có thể tùy chọn cách giải hợp lý.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài tập cuối tuần Toán 5 tuần 5 - Đề 2 ( Có đáp án và lời giải chi tiết) timdapan.com"