Bài tập cuối tuần Toán 3 tuần 34 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 34 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với các dạng bài tập giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong tuần


Đề bài

Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1m 12cm = ... cm                                    b) 4km 15m = ... m

c) 3 giờ = ... phút                                        d) \(\dfrac{1}{2}\) giờ = ... phút

Bài 2. Một hình chữ nhật có chu vi 19m 6dm. Chiều rộng 4m 4dm. Tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 3. Có 420kg gạo, đựng vào 1 tải to và 5 tải nhỏ như nhau. Biết tải to đựng 150kg. Hỏi mỗi tải nhỏ đựng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 4. Người ta cần chuyển 74841kg gạo vào kho. Lần thứ nhất chuyển được 17985kg, lần thứ hai chuyển được 42490kg. Hỏi sau hai lần chuyển, số gạo còn lại là bao nhiêu?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 5. Trong hình bên:

a) Có … góc vuông

b) O là trung điểm của các đoạn thẳng: ………………………………………………

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức:

1m = 100cm ;                      1km = 1000m;                     1 giờ = 60 phút.

Cách giải:

a) 1m 12cm = 112 cm                                b) 4km 15m = 4015m

c) 3 giờ = 180 phút                                    d) \(\dfrac{1}{2}\) giờ = 30 phút

Bài 2.

Phương pháp:

- Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là đề-xi-mét.

- Tính nửa chu vi hình chữ nhật ta lấy chu vi chia cho 2.

- Tính chiều dài hình chữ nhật ta lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng.

Cách giải:

Đổi: 19m 6dm = 196dm

4m 4dm = 44dm

Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:

196 : 2 = 98 (dm)

Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

98 – 44 = 54 (dm)

Đáp số: 54dm.

Bài 3.

Phương pháp:

- Tính số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao tải nhỏ ta lấy tổng số ki-lô-gam gạo trừ đi số ki-lô-gam gạo đựng trong bao tải to.

- Tính ki-lô-gam gạo đựng trong 1 bao tải ta lấy ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao tải nhỏ chia cho 5.

Cách giải:

5 bao tải nhỏ đựng được số ki-lô-gam gạo là:

420 – 150 = 270 (kg)

Mỗi bao tải nhỏ đựng được số ki-lô-gam gạo là:

270 : 5 = 54 (kg)

Đáp số: 54kg.

Bài 4.

Phương pháp:

- Tính tổng số gạo chuyển được vào kho trong hai lần.

- Tính số gạo còn lại ta lấy tổng số gạo cần chuyển vào kho trừ đi tổng số gạo chuyển được vào kho trong hai lần.

Cách giải:

Hai lần chuyển được số ki-lô-gam gạo vào kho là:

17985 + 42490 =  60475 (kg)

Sau hai lần chuyển, còn lại số ki-lô-gam gạo là:

74841 – 60475 = 14366 (kg)

Đáp số: 14366kg.

Bài 5.

Phương pháp:

a) Có thể dùng ê ke để kiểm tra các vuông có trong hình vẽ.

b) Xác định trung điểm của đoạn thẳng dựa vào tính chất:

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu M nằm giữa hai điểm A và B và AM = MB.

Cách giải:

a) Có 8 góc vuông (đó là góc vuông đỉnh A, góc vuông đỉnh B, góc vuông đỉnh C, góc vuông đỉnh D và 4 góc vuông đỉnh O).

b) O là trung điểm của các đoạn thẳng: AC và BD.