Bài 9.1;9.2;9.3;9.4;9.5;9.6;9.7;9.8;9.9 trang 18 SBT Hóa học 12

Bài 9.1;9.2;9.3;9.4;9.5;9.6;9.7;9.8;9.9 trang 18 sách bài tập Hóa học 12 - Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?


Câu 9.1.

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?

A. H2N-[CH2]6 -NH2         

B. CH3-CH-NH2

              |

             CH3

C. CH3- NH - CH3.             

D. C6H5NH

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết

Bậc của amin được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử N

=> Chọn C


Câu 9.2.

Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N ?

A. 4 chất.                     B. 6 chất.

C. 7 chất.                     D. 8 chất.

Phương pháp giải

- Viết đồng phân mạch cacbon

- Viết đồng phân vị trí nhóm chức

Lời giải chi tiết

Đồng phân amin bậc 1 

\(CH_3-CH_2-CH_2-CH_2-NH_2\)

\( CH_3-CH_2-CH(CH_3)-NH_2\)

\(CH_3-CH(CH_3)-CH_2-NH_2\)

\((CH_3)_3C-NH_2\)

Đồng phân amin bậc 2

\(CH_3-(CH_2)_2-NH-CH_3\)

\(CH_3-CH_2-NH-CH_2-CH_3\)

\(CH_3-NH-CH(CH_3)_2\)

Đồng phân amin bậc 3

\(CH_3-N(CH_3)-CH_2-CH_3\)

=> Chọn D


Câu 9.3.

Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3 amin                     B. 4 amin.

C. 5 amin                     D. 6 amin.

Phương pháp giải

-Viết đồng phân mạch cacbbon

-Viết đông phân vị trí nhóm chức

Lời giải chi tiết

Có 4 đồng phân \(o-,p-,m-(NH_2)C_6H_5-CH_3\), và \(C_6H_5NHCH_3\)

=> Chọn B


Câu 9.4.

Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

A. 4 amin.                                  B. 5 amin.

C. 6 amin.                                  D. 7 amin.

Phương pháp giải

- Viết đồng phân mạch cacbon

- Viết đồng phân amin bậc 2

Lời giải chi tiết

\(CH_3-CH_2-CH_2-CH_2-NH-CH_3\)

\(CH_3-CH_2-CH_2-NH-CH_2-CH_3\)

\(CH_3-NH-CH(CH_3)-C_2H_5\)

\((CH_3)_2-CH-NH-C_2H_5\)

\((CH_3)_2-CH-CH_2-NH-CH_3\)

\((CH_3)_3C-NH-CH_3\)

=> Chọn C


Câu 9.5.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất \(CH_3-CH-NH_2\) 

                                                                                                        |

                                                                                                       \(CH_3\)    

A. Metyletylamin.                     

B. Etylmetylamin

C. Isopropanamin.                    

D. Isopropylamin.

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết

Tên gọi: Isopropylamin.

=> Chọn D


Câu 9.6.

Trong các tên gọi sau tên gọi nào không phù hợp với chất \(C_6H_5NH_2\)?

A. Benzylamin               B. Benzenamin

C. Phenylamin               D. Anilin

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết 

\(C_6H_5CH_2NH_2\) : benzylamin

Benzenamin là tên thay thế, anilin là tên thường, phenylamin là tên gốc - chức của \(C_6H_5NH_2\)

=> Chọn A


Câu 9.7.

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. NH3                                     

B. C6H5 - CH2 - NH2.

C. C6H5 - NH2.                          

D. (CH3)2NH

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết

Lực bazơ: CnH2n-1-NH2>H-NH2>C6H5-NH2

=> Chọn D


Câu 9.8.

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?

A. C6H5 - NH2.                        

B. C6H5 - CH2 - NH2.

C. (C6H5)2NH.                          

D. NH3

Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết

CnH2n-1-NH2>H-NH2>C6H5-NH2

=> Chọn C.


Câu 9.9.

Trong các chất dưới đây, chất nào tham gia phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhân thơm bằng nguyên tử brom dễ dàng nhất?

A. \(C_6H_6\)

B. \(C_6H_5-NO_2\)

C.\(C_6H_5-NH_2\)

D. \(m-H_2N-C_6H_4-NH_2\).

Phương pháp giải

Ảnh hưởng nhóm thế đến phản ứng thế của hợp chất chứa vòng benzen 

(nhóm đẩy e \(-OH, -NH_2...\)> benzen >(nhóm hút e \(-NO_2, -COOH...\))

Lời giải chi tiết 

\(m-H_2N-C_6H_4-NH_2\) có hai nhóm đẩy e nên phản ứng thế với brom dễ hơn các chất còn lại.

=> Chọn D

Bài giải tiếp theo
Bài 9.10 trang 19 SBT Hóa học 12
Bài 9.11 trang 19 SBT Hóa học 12
Bài 9.12 trang 19 SBT Hóa học 12

Video liên quan